Phác đồ điều trị bệnh do nấm Candida

Phác đồ điều trị bệnh do nấm Candida

Nhiễm nấm Candida là bệnh nhiễm trùng do nấm Candida, thường là loại Candida albicans.  Vậy phác đồ điều trị bệnh do nấm Candida là gì?

Y sĩ đa khoa chia sẻ các triệu chứng nhiễm nấm Candida

Y sĩ đa khoa – Trường Trung cấp Y khoa Pasteur chia sẻ các triệu chứng của nhiễm nấm Candida có thể khác nhau và phụ thuộc vào vùng nhiễm và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Vì vậy dưới đây chỉ là một số dấu hiệu cơ bản và phổ biến mà y sĩ đa khoa trung cấp chia sẻ đến bạn đọc như sau:

Nấm Candida

  • Ở da. Người bệnh có thể có các đốm màu đỏ hoặc màu trắng trên da, nhừng đốm này ngứa, rát và đôi khi có thể bị sưng.
  • Khu vực sinh dục.

Ở phụ nữ xuất hiện triệu chứng: ngứa, tấy đỏ và đau rát ở vùng âm đạo. Dịch âm đạo thường màu trắng và vón cục.

Ở nam giới: xuất hiện đau, ngứa hoặc có cảm giác châm chích trên đầu dương vật và có thể đau khi quan hệ.

  • Miệng và thực quản. bệnh gây biểu hiện tưa miệng, bệnh có thể gây ra các đốm trắng trên lưỡi và miệng. Nướu răng cũng có thể bị sưng lở loét, xuất hiện các mảng đỏ và trắng.
  • Máu và các cơ quan khác: gây ra triệu chứng sốt và ớn lạnh.

Phác đồ điều trị bệnh do nấm Candida

Trong Y học lâm sàng nội khoa, để điều trị nấm Candida y sĩ đa khoa cần dựa vào các thể và các vị trí nấm gây bệnh, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.

  • Nấm candida miệng:

Nhẹ: Nystatin 25000 UI pha trong 5ml nước rơ lưỡi hoặc sức miệng hàng ngày đến khi hết bọn trắng hoặc

Nặng: Nystatin 500.000UI. trẻ em từ 15 tuổi trở lên và người lớn 2v x 3 lần/ngày x 14 ngày hoặc

Fluconazole 100-150mg/ngày x 7 ngày hoặc -Ketoconazol 200mg 2 lần/ngày x 7 ngày hoặc Nấm candida thực quản:

Fluconazole 200-300mg/ngày x14 ngày hoặc -Ketoconazol 200mg 2 lần/ngày x 14 ngày hoặc -Itraconazol 400mg/ngày x 14 ngày

Nếu người bệnh không uống được, có thể đặt ống thông dạ dày và cho người bệnh uống thuốc trên qua ống. Trong tình trạng nặng dùng đường truyền tĩnh mạch như nhiễm nấm hệ thống.

Nấm Candida ngoài da hình thành nhiều nốt đỏ, mụn rộp ngứa ngáy

  • Nhiễm nấm hệ thống

Amphotericin B (AMB) 0,5- lmg/kg/ngày x 2 tuần hoặc khi bênh nhân uống được thay bắng thuốc uống . Bao giờ bắt đầu diều trị bắng AMB cũng dùng liều test ( 1mg pha trong dung dịch Glucoza 5% truyền trong vòng 30 phút), điều trị ban đầu liều hàng ngày từ 250microgam/kg tăng dần lên 1mg/kg/ngày

Để hạn chế phản ứng sốt rét run có thể cho BN uống paracetamol và kháng histamine trước khi truyền.

Ngày thường điều trị dùng AMB lipid tăng hiệu quả điều trị và giảm độc tính + Sporanox ( Itraconazol): 200mg x 2 lần/ngày IV x 2 ngày + 200mg/ngày IV x 5 ngày + uống tiếp 200mg/ngày x 2 tuần hoặc: 200mg x 2 lần/ngày IV x 2 ngày + 200mg/ngày IV x 3-14 ngày

Điều trị nấm hệ thống chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâm sàng, tùy từng trường hợp bác sĩ quyết định điều trị thuốc kháng nấm đơn thuần hay kết hợp với kháng sinh diệt vi trùng.

Kinh nghiệm chọn bệnh:

  • Sốt ≥ 38° c kéo dài 3 ngày sau khi đã điều trị kháng sinh phổ rộng hoặc giảm sốt trong 3 ngày điều trị nhưng bị sốt trở lại.
  • Bạch cầu trung tính< 0.5* 109tế bào/L.

Ngưng thuốc cũng dựa vào kinh nghiệm lâm sàng là chính:

  • Hết sốt đến 3 ngày
  • Bạch cầu trung tính > 0.5* 109tế bào/L.
  • Cấy nấm hàng ngày (-)

Tham khảo nguồn Y khoa: Bệnh nội khoa – BV Bạch Mai

Được Y sĩ đa khoa 2020-2021 – Trường Trung cấp Y khoa Pasteur chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *