Propranolol: Thuốc điều trị tăng huyết áp và những lưu ý khi sử dụng

Propranolol là thuốc hạ huyết áp, được dùng trong điều trị cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực, giúp ngăn ngừa được những biến chứng xấu nguy hiểm trên tim mạch.

Propranolol: Thuốc điều trị tăng huyết áp

Propranolol là thuốc gì?

Propranolol là thuốc chẹn beta adrenergic không chọn lọc, có tác dụng làm giảm huyết áp. Thuốc được sử dụng điều trị bệnh cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, đau tim, giảm các chứng đau thắt ngực và tình trạng đau nửa đầu, ngăn ngừa đột quỵ, đau tim và một số vấn đề về thận, giảm mức độ nghiêm trọng tránh đe dọa đến tính mạng.

Các thuốc chẹn beta – adrenergic ức chế tác dụng của các chất dẫn truyền thần kinh giao cảm adrenaline thông qua cơ chế cạnh tranh ở các vị trí gắn thụ thể beta, ngăn chặn chất này gắn vào thụ thể beta1 (β1) và beta2 (β2) của tế bào thần kinh giao cảm, do đó có tác dụng làm chậm nhịp tim, giãn mạch máu dẫn đến giảm huyết áp. Thụ thể β1 có ở tim, thận, mắt. Thụ thể β2 có ở phổi, mạch máu, đường tiêu hóa, tử cung và cơ vân. Khi thuốc chủ yếu chẹn các thụ thể beta1 ở mô tim thì được coi là chọn lọc với tim. Khi thuốc chẹn cả thụ thể beta1 và thụ thể beta2 ở các mô khác ngoài tim thì được coi là không chọn lọc.

Propranolol có tác động chẹn beta – adrenergic không chọn lọc. Tác dụng làm giảm huyết áp của Propranolol thông qua cơ chế là thuốc vừa có tác dụng chẹn beta1, làm chậm nhịp tim, giảm co thắt, giảm cung lượng tim, ức chế thận giải phóng renin, phong bế thần kinh giao cảm từ trung tâm vận mạch ở não đi ra, từ đó làm giảm huyết áp; Vừa có tác dụng chẹn beta2, làm giãn mạch, giảm sức cản ngoại vi, dẫn đến hạ huyết áp. Do cơ chế tác dụng của thuốc Propranolol ức chế beta lên cả 2 thụ thể nên tác động hạ huyết áp chỉ ở mức trung bình và không làm chậm nhịp tim quá mạnh so với thuốc có tác động chẹn beta – adrenergic chọn lọc. Propranolol gây tăng nhẹ kali huyết và ít ảnh hưởng đến thể tích huyết tương ở người bệnh điều trị tăng huyết áp.

Dạng thuốc và hàm lượng của Propranolol?

Propranolol được sản xuất trên thị trường với dạng thuốc và hàm lượng là

Viên nang cứng giải phóng kéo dài: 60 mg, 80 mg, 120 mg, 160 mg.

Viên nén gồm các hàm lượng: 10 mg, 20 mg, 40 mg, 60 mg, 80 mg, 90 mg.

Dung dịch uống gồm các hàm lượng: 20 mg/5 ml; 40 mg/5 ml; 80 mg/5 ml.

Dung dịch tiêm 1 mg/ml.

Brand name:

Biệt dược Generic: Inderal 40, Apo-Propranolol, Avlocardyl, Cardio-BFS, Dorocardyl , Propranolol TV.Pharm.

Thuốc Propranolol được dùng cho những trường hợp nào?

Theo Y học Lâm Sàng: Thuốc Propranolol được chỉ định điều trị cho những trường hợp sau:

Ðiều trị tăng huyết áp;

Ðiều trị đau thắt ngực do xơ vữa động mạch vành;

Ðiều trị rối loạn nhịp tim, loạn nhịp nhanh trên thất;

Ðiều trị nhồi máu cơ tim;

Ðiều trị hẹp động mạch chủ phì đại dưới van

Ðiều trị đau nửa đầu; run vô căn;

Ðiều trị u tế bào ưa crom.

Ðiều trị dự phòng ngăn chặn chết đột ngột do tim, sau nhồi máu cơ tim cấp;

Kiểu soát và điều trị chứng lo âu, nhịp nhanh và loạn nhịp ở người bệnh cường giáp;

Điều trị dự phòng ngăn chặn chảy máu tái phát ở người bệnh tăng áp lực tĩnh mạch cửa và giãn tĩnh mạch thực quản.

Cách dùng – Liều lượng của Propranolol?

Cách dùng – Liều lượng của Propranolol?

Cách dùng:

  • Thuốc Propranolol dạng viên và dụng dịch uống được dùng bằng đường uống với nước lọc, nên uống trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ kê đơn.
  • Nếu chuyển từ dạng viên nén thường sang dạng viên giải phóng kéo dài cần theo dõi người bệnh chặt chẽ để đảm bảo duy trì hiệu quả điều trị.
  • Sử dụng đường uống hoặc đường tiêm tùy theo từng dạng bào chế sẽ dùng liệu cụ thể. Để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, người bệnh nên dùng vào một thời điểm cố định trong ngày.

Liều dùng cho người lớn:

Điều trị cao huyết áp: Liều khởi đầu: 20 – 40 mg/lần x 2lần/ngày, với dạng viên nén hoặc dung dịch uống. Hoặc liều 80 mg/lần/ngày với dạng viên giải phóng kéo dài. Dùng Propranolol đơn độc hoặc phối hợp với thuốc lợi tiểu. Điều chỉnh liều theo đáp ứng lâm sàng của người bệnh, có thể tăng dần liều cách nhau từ 3 – 7 ngày, cho đến khi huyết áp ổn định ở mức độ yêu cầu. Liều tối đa có hiệu quả từ 160 – 320 mg/ngày. Liều duy trì: 120 – 240 mg/ ngày với dạng viên nén hoặc dung dịch uống hoặc 120 – 160 mg/ngày với dạng viên giải phóng kéo dài.

Điều trị đau thắt ngực: Dạng viên nén: Liều khởi đầu là 40 mg/lần x 2-3 lần/ngày. Điều chỉnh liều theo đáp ứng lâm sàng của người bệnh, có thể tăng lên đến 120 – 320 mg/ngày. Nếu ngừng điều trị thì phải giảm liều từ từ trong vài tuần.

Điều trị loạn nhịp tim: Dạng viên nén hoặc dụng dịch uống: Dùng liều 10 – 30 mg/ lần x 3 – 4 lần/ngày, uống thuốc trước khi ăn và khi ngủ.

Điều trị nhồi máu cơ tim: Liều khởi đầu 180 – 240mg/ngày, chia uống nhiều lần trong ngày với dạng viên nén hoặc dung dịch uống.

Đề phòng nhồi máu tái phát và đột tử do tim: Uống liều 80 mg/lần x 2 – 3 lần/ngày.

Điều trị đau nửa đầu: Liều dùng khởi đầu 80 mg/ngày, chia uống nhiều lần trong ngày với dạng viên nén hoặc dạng dung dịch uống. Hoặc 80 mg/ngày, uống 1 lần/ngày với dạng viên giải phóng kéo dài.

Điều trị run vô căn: Liều khởi đầu 40 mg/lần x 2 lần/ngày. Liều dùng có thể tăng dần lên tới 120 mg/ ngày sau 3 – 7  ngày cho đến khi huyết áp ổn định.

Liều dùng cho trẻ em: Dùng theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ kê đơn.

Tóm lại, liều dùng trên đây mang tính chất tham khảo, tuỳ thuộc vào tình trạng, mức độ diễn tiến của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo liều chỉ định, cách sử dụng thuốc và liệu trình điều trị của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu.

Cách xử lý nếu quên liều thuốc Propranolol?

Nếu người bệnh quên một liều Propranolol nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến giờ uống của liều tiếp theo, chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng thời điểm đã lên kế hoạch điều trị.

Cách xử lý khi dùng quá liều thuốc Propranolol?

Người bệnh dùng quá liều Propranolol có thể gây những triệu chứng lâm sàng như hạ huyết áp quá mức, nhịp chậm, suy tim và co thắt phế quản.

Xử trí: Nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do dùng thuốc quá liều, phải ngừng thuốc và được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị triệu chứng thích hợp, theo dõi huyết áp, nhịp tim và phế quản.

Dùng các thuốc để nâng huyết áp lên như Noradrenalin hoặc Dopamin. Để nâng nhịp tim có thể dùng thuốc Atropin. Làm giảm các triệu chứng của suy tim có thể dùng thuốc Digitalis và thuốc lợi tiểu. Dùng Isoproterenol hoặc Aminophylin để giảm tình trạng co thắt phế quản.

Một số thận trọng khi sử dụng thuốc Propranolol

Những lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Propranolol?

Theo DS Nguyễn Hồng Diễm – GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Thuốc Propranolol không được dùng cho những trường hợp sau:

  • Người có tiền sử mẫn cảm với Propranolol và các thuốc chẹn beta adrenergic khác hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người có tiền sử sốc tim, hội chứng Raynaud;
  • Người có nhịp xoang chậm và blốc nhĩ thất độ 2 – 3;
  • Người có tiền sử hen phế quản.
  • Người có suy tim sung huyết.
  • Người mắc bệnh nhược cơ.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Propranolol cho những trường hợp sau:

  • Thận trọng ở người bệnh có thiếu máu cục bộ cơ tim, không được ngừng thuốc đột ngột. Hoặc ngừng propranolol từ từ, hoặc dùng liều tương đương của một thuốc chẹn beta khác để thay thế.
  • Thận trọng khi dùng ở người suy thận hoặc suy gan.
  • Thời kỳ mang thai, chưa có dữ liệu lâm sàng chứng minh thuốc Propranolol gây độc hại cho thai nhi khi sử dụng cho người mang thai. Khuyến cáo không dùng Propranolol cho phụ nữ đang trong thai kỳ. Nếu cần thiết, chỉ dùng thuốc khi đã cân nhắc kỹ giữa lợi ích chữa bệnh và nguy cơ đối với thai.
  • Thời kỳ cho con bú: Thuốc Propranolol có phân bố trong sữa m. Khuyến cáo không dùng thuốc Propranolol cho người mẹ đang cho con bú.
  • Cần thận trọng với người đang lái xe và vận hành máy móc: Thuốc Propranolol có thể gây ra tác dụng không mong muốn như mệt mỏi, hạ huyết áp, chóng mặt.

Thuốc Propranolol gây ra các tác dụng phụ nào?

Ít găp: Hạ huyết áp, buồn nôn, nôn, co cứng thành bụng, đau thượng vị, ta chảy, táo bón, đầy hơi. ban xuất huyết giảm tiểu cầu, nhịp chậm, suy tim sung huyết, blốc nhĩ thất, giảm tưới máu động mạch thường là dạng Raynaud, Viêm họng, giảm bạch cầu hạt, ban xuất huyết giảm tiểu cầu hoặc không giảm tiểu cầu, ban đỏ, sốt kèm theo đau rát họng, co thắt phế quản, suy hô hấp cấp.

Hiếm gặp: Lupus ban đỏ toàn thân, rụng tóc, khô mắt, liệt dương.

Trong quá trình sử dụng thuốc Propranolol, người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Lisinopril thì cần xin ý kiến hướng dẫn của chuyên gia y tế tư vấn để xử trí kịp thời.

Propranolol tương tác với các thuốc và thực phẩm nào?

Theo GV Cao đẳng Dược TPHCM: Các thuốc Amiodaron, cimetidin, diltiazem, verapamil, adrenalin, phenyl propanolamin, fluvoxamin, quinidin, thuốc chống loạn nhịp loại 1, clonidin, clorpromazin, lidocain, nicardipin, prazosin, rifampicin, aminophylin: Khi dùng chung với Propranolol cần phải giảm liều của Propranolol.

Adrenalin: Khi kết hợp chung với Propranolol sẽ gây nhịp chậm, co thắt và tăng huyết áp nghiêm trọng hơn.

Reserpin: Làm suy giảm quá mức thần kinh giao cảm sẽ gây nên hạ huyết áp, chậm nhịp tim, chóng mặt, ngất, hoặc hạ huyết áp tư thế khi dùng đồng thời với Propranolol.

Verapamil: Gây biến chứng trên tim nghiêm trọng, đặc biệt ở người có bệnh về cơ tim nặng, suy tim sung huyết hoặc nhồi máu cơ tim mới khi dùng chung với Propranolol.

Haloperidol: Gây gây hạ huyết áp và ngừng tim khi dùng chung với Propranolol.

Cimetidin: làm giảm chuyển hóa ở gan thải trừ chậm và tăng nồng độ Propranolol trong máu khi chúng được kết hợp chung.

Thức ăn, rượu bia, thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn về việc dùng thuốc cùng thức ăn, rượu bia và thuốc lá.

Nhìn chung, tương tác thuốc với thuốc hay thuốc với thực phẩm có thể làm thay đổi hiệu quả điều trị của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng hoặc báo cho bác sĩ kê đơn biết những loại thuốc đang dùng có nguy cơ để giúp bác sĩ xem xét kê đơn hợp lý, an toàn và đạt hiệu quả trong điều trị.

Bảo quản Propranolol như thế nào?

Propranolol được bảo quản thuốc theo hướng dẫn khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ bảo quản dưới 30°C, tránh ẩm, tránh ánh sáng mặt trời để đảm bảo giữ chất lượng thuốc.

Nguồn: ysidakhoa.net tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *