Bệnh đậu mùa khỉ: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh

Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do virus đậu mùa khỉ gây ra. Sau đây là một số thông tin về đậu mùa khỉ, dấu hiệu nhận biết cũng như cách phòng ngừa bệnh, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Bệnh đậu mùa khỉ: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa khỉ

Theo GV Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết: Nguy cơ lây bệnh đậu mùa khỉ được xác định có thể được lây truyền qua 2 con đường: Từ động vật sang người và từ người sang người. Triệu chứng để nhận biết bệnh đậu mùa khỉ có thể gồm: sốt cao, phát ban dạng phỏng nước, sưng hạch ngoại vi, đau cơ, hạch bạch huyết,… Thông thường bệnh có thể kéo dài từ 2 – 4 tuần, triệu chứng bênh có thể được phát hiện sau khi cơ thể nhiễm virus từ 5 – 21 ngày.

Ngoài ra, còn có thể có các triệu chứng khác như: đau đầu, mệt mỏi, đau họng, ớn lạnh, kiệt sức,… Đối với bệnh nhân đã khởi phát cơn sốt đều nổi ban kèm ngứa ngày từ 1 – 3 ngày. Bộ phận xuất hiện đầu tiên là mặt, sau đó lan rộng ra các bộ phận còn lại trên cơ thể.

Mụn nước sẽ chỉ xuất hiện lưa thưa lúc ban đầu, sau đó sẽ phát tán rộng ra, số lượng nốt mụn có thể lên đến hàng nghìn nốt. Mỗi nốt mụn sẽ có chứa đầy dịch được gọi là mủ. Chúng thường sẽ dần đóng vảy và tiêu biến dần nếu được điều trị tốt và da sẽ dần trở lại trạng thái bình thường.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể tự khỏi nhưng ở các đối tượng có hệ miễn dịch yếu như: trẻ em, phụ nữ đang có thai, phụ đang đang cho con bú hoặc người đang mắc các bệnh cấp tính – mãn tính như sốt xuất huyết, ưng thu,… bệnh có thể trở nên biến chứng nặng như gây tổn thương mắt, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, hội chứng suy hô hấp cấp,… thậm chí là tử vong nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời, đúng cách.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Các biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Theo Y học Lâm sàng: Để chủ động và tích cực phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ, các bạn cần phải thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng với nước sạch hoặc các dụng dịch sát khuẩn, nhất là khi tiếp xúc với người/động vật.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi, sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc sản xuất rõ ràng và đã được qua kiểm dịch.
  • Tránh tiếp xúc với người hoặc động vật có nguy cơ mắc bệnh cao, kể cả động vật bị bệnh hoặc đã chết ở những khu vực có bệnh xảy ra.
  • Tránh tiếp xúc với các vật dụng, bề mặt có nguy cơ nhiễm virus đậu mùa khi như: quần áo, chén bát,… của người bệnh.
  • Cần phải tự cách ly, tránh tiếp xúc với người khác và báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn cách ly, điều trị nếu nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Các thông tin được Phòng truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp và chia sẻ, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc!

Nguồn: ysidakhoa.net tổng hợp

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *