Cùng tìm hiểu về một vài đặc điểm chung của Nấm ký sinh

Nấm ký sinh

Giới Nấm bao gồm những sinh vật nhân thực dị dưỡng có thành tế bào bằng kitin. Phần lớn nấm phát triển dưới dạng các sợi đa bào, một số nấm khác lại phát triển dưới dạng đơn bào.

                             Cùng tìm hiểu về một vài đặc điểm chung của Nấm ký sinh

Quá trình sinh sản của nấm thường là qua bào tử, được tạo ra trên những cấu trúc đặc biệt hay quả thể. Bên cạnh những lợi ích do giới Nấm đem lại thì vài loại nấm có thể gây ra các chứng bệnh cho con người và động vật gọi là Nấm ký sinh.

Hình thể chung của Nấm ký sinh

Theo tin y dược thì các bộ phận dinh dưỡng của nấm có thể là sợi nấm với nấm sợi hoặc là tế bào nấm men đối với nấm men. Sợi nấm chia nhánh, chằng chịt với nhau thành từng tảng nấm hoặc vè nấm. Tế bào nấm men cũng ken đặc với nhau thành vè nấm. Quan sát đại thể thấy vè nấm là những khuẩn lạc. Sợi nấm có thể rất mảnh, chiều ngang không dày quá 1 mm, đặc và bắt màu đều như lớp Actinomycetes hoặc sợi nấm có thể dày, chiều ngang từ 2 – 5 mm, hình ống, có vách ngăn hoặc không có vách ngăn, trong ống có tế bào chất và nhân. Nếu có vách ngăn, trong mỗi ngăn có 1 nhân là các lớp nấm Ascomycetes, Basidiomycetes và nếu không có vách ngăn là lớp Phycomycetes.

Hình thể chung của Nấm ký sinh

Hình thể chung của Nấm ký sinh

Các loại nấm đều có bộ phận sinh sản trừ trường hợp ngoại lệ với Actinomycetes. Nấm Actinomycetes không có bộ phận sinh sản riêng, sợi nấm đứt ra thành những đoạn nhỏ, khi rơi vào chỗ mới, gặp điều kiện thuận lợi, phát triển thành vè nấm. Đối với các lớp khác có những bộ phận sinh sản hữu tính hoặc vô tính tuỳ theo phương thức sinh sản.

Phương thức sinh sản của Nấm ký sinh

Từ 2 sợi nấm gần nhau thuộc cùng một vè hoặc hai vè khác nhau nảy ra hai chồi. Hai chồi ấy to dần ra và gặp nhau, nguyên sinh chất hoà hợp, hai nhân giao kết với nhau và chuyển thành một cái trứng. Lớp nấm trứng hoặc lớp Phycomycetes sinh sản theo phương thức này.

Phương thức sinh sản của Nấm ký sinh

Sau khi phát triển một thời gian, trong một số sợi nấm, nhân của mỗi ngăn nấm được chia thành hai và ghép với nhân của những ngăn lân cận. Sau khi có trao đổi nhân, vè nấm chuyển thành vè nấm hữu tính. Trong mỗi ngăn, nhân chia hai rồi chia bốn, chia tám thành nang bào tử. Các loại nấm có khả năng sinh sản bằng nang thuộc lớp nấm nang hoặc lớp Ascomycetes.

Sau khi phát triển một thời gian, một số sợi nấm cũng chuyển thành vè nấm hữu tính theo phương thức đã nói trên. Sau đó, trong mỗi ngăn, ở đầu các sợi nấm hữu tính, nhân chia đôi rồi chia bốn. Đồng thời, nấm mọc ra bốn ụ, mỗi nhân sẽ vào một ụ để thành bốn đảm bào tử. Nấm sinh sản theo phương thức này thuộc lớp nấm đảm hoặc lớp Basidiomycetes.

Theo Y sĩ đa khoa 2019

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *