Phác đồ điều trị bệnh lao màng bụng

Phác đồ điều trị bệnh lao màng bụng

Lao màng bụng là tình trạng nhiễm khuẩn ở màng bụng được gây ra bởi vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis. Bệnh lao màng bụng cần có phác đồ điều trị chính xác.

Lao màng bụng do trực khuẩn lao gây ra

Các bác sĩ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, Y sĩ/ bác sĩ muốn chẩn đoán xác định lao màng bụng cần dựa vào xét nghiệm cận lâm sàng tìm thấy các trực khuẩn lao trong dịch màng bụng hoặc mô màng bụng. (theo tiêu chuẩn vàng trong Y học Lâm sàng)

Mục đích phác đồ điều trị lao màng bụng

Tiêu diệt hết vi khuẩn lao ở tổn thương để khỏi bệnh và tránh tái phát, hạn chế các biến chứng và tử vong.

Nguyên tắc điều trị trên bệnh nhân lao màng bụng

  • Phối hợp các thuốc chống lao
  • Phải sử dụng thuốc đúng liều
  • Phải sử dụng thuốc đều đặn
  • Phải sử dụng thuốc đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì

Điều trị cụ thể

Phác đồ điều trị lao màng bụng I: 2RHEZ/4RHE

  • Chỉ định: Cho các trường hợp bệnh lao mới người lớn (chưa điều trị lao bao giờ hoặc đã từng điều trị lao nhưng dưới 1 tháng).
  • Hai tháng tấn công:
  • RHZ (Rifampicin/Isoniazid/Pyrazinamide 150/75/400mg): 02 tháng x 30 ngày x 3 viên/ngày = 180 viên
  • E (Ethambutol 400mg): 02 tháng x 30 ngày x 2 viên/ngày = 120 viên Bốn tháng duy trì:
  • RH (Rifampicin/Isoniazid 150/100mg): 04 tháng x 30 ngày x 3 viên/ngày = 360 viên
  • E (Ethambutol 400mg): 04 tháng x 30 ngày x 2 viên/ngày = 240 viên

Phác đồ điều trị lao màng bụng II: 2SRHZE/1RHZE/5RHE

Chỉ định: Cho các trường hợp bệnh lao tái phát, lao điều trị lại và các trường bệnh lao được phân loại là “khác” mà không có điều kiện làm xét nghiệm chẩn đoán lao đa kháng nhanh.

Hình ảnh thăm khám bụng trên lâm sàng

Phác đồ điều trị lao màng bụng III: 2SRHZE/1RHZE/5RHE

  • Chỉ định: Cho các trường hợp bệnh lao tái phát, lao điều trị lại và các trường bệnh lao được phân loại là “khác” mà không có điều kiện làm xét nghiệm chẩn đoán lao đa kháng nhanh.
  • 03 tháng tấn công:
  • 02 tháng đầu:

✓ (Streptomycin lọ 1g): 02 tháng x 30 ngày x 1 lọ/ngày = 60 lọ

RHZ (Rifampicin/Isoniazid/Pyrazinamide 150/75/400mg): 02 tháng x 30 ngày x 3 viên/ngày = 180 viên

E (Ethambutol 400mg): 02 tháng x 30 ngày x 2 viên/ngày = 120 viên

  • Một tháng tiếp theo:

RHZ (Rifampicin/Isoniazid/Pyrazinamide 150/75/400mg): 01 tháng x 30 ngày x 3 viên/ngày = 90 viên

E (Ethambutol 400mg): 01 tháng x 30 ngày x 2 viên/ngày = 60 viên

  • Năm tháng duy trì:

RH (Rifampicin/Isoniazid 150/100mg): 05 tháng x 30 ngày x 3 viên/ngày = 450 viên E (Ethambutol 400mg): 05 tháng x 30 ngày x 2 viên/ngày = 300 viên

Điều trị hỗ trợ

Bác sĩ đa khoa Nguyễn Anh Tú (Giảng viên Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cho biết, trong quá trình điều trị hỗ trợ kết hợp điều trị theo phác đồ điều trị lao màng bụng, bệnh nhân cần thực hiện đủ 3 yếu tố sau:

  • Chế độ nghỉ ngơi.
  • Ăn uống bồi dưỡng.
  • Can thiệp ngoại khoa đối với các biến chứng VPM mủ, tắc ruột ..

Hình ảnh lao màng bụng qua nội soi

Theo dõi và tái khám

Tiêu chuẩn nhập viện

Tất cả các trường hợp khám bụng nghi lao cần nhập viện để được làm xét nghiệm chẩn đoán xác định.

Lao màng bụng đang điều trị nhưng có tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc kháng lao: viêm gan cấp do thuốc, suy gan cấp…

Nghi ngờ lao kháng thuốc

Lao màng bụng có kèm bệnh lý nội khoa phức tạp, suy kiệt nặng .2 Tiêu chuẩn xuất viện:

Trên Y học lâm sàng người ta thường đánh giá đáp ứng điều trị thuốc kháng lao tối thiểu sau 02 tuần: bệnh nhân ăn uống khá hơn, các triệu chứng lao giảm dần, dịch báng giảm.. .có thể cho bệnh nhân xuất viện và duy trì điều trị

Tiên lượng sau khi áp dụng phác đồ điều trị lao màng bụng

  • Lao màng bụng đơn thuần tiên lượng tốt, ít tái phát .
  • Lao phối hợp nhiều cơ quan thường do cơ điạ đề kháng kém, đáp ứng không tốt với điều trị, nguy cơ tái phát đáng kể .
  • Các biến chứng và dư chứng : Dò tiêu hoá, Hội chứng bán tắc do dính .

Dự phòng sau điều trị lao màng bụng

  • Khống chế nguồn lây.
  • Bệnh nhân nên tiêm phòng ngừa BCG .
  • Biện pháp cá nhân : tránh tiếp xúc nguồn lây, giử sức khoẻ tổng quát

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo: người bệnh khi phát hiện triệu chứng bất thường nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, không nên tự ý mua thuốc về và tự ý sử dụng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Phác đồ điều trị lao màng bụng theo chuẩn Bộ Y tế chỉ áp dụng cho các bác sĩ/ y sĩ người có chuyên môn tham khảo. Người bệnh không tự ý sử dụng theo!

Tài liệu tham khảo nguồn Bộ Y tế 2009 và 2013 về việc hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Lao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *