Phân biệt bệnh suy giáp và cường giáp
Cường giáp và suy giáp là hai bệnh lý của tuyến giáp liên quan đến sản lượng hormone tuyến giáp. Đây là hai bệnh lý nội tiết nguy hiểm nhưng nếu được điều trị đúng, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được chúng.
- Tìm hiểu về chỉ số AST và ALT bệnh học nội khoa
- Trong máu gồm những thành phần nào?
- Tìm hiểu về bệnh do xoắn khuẩn gây ra
Bệnh học Nội khoa: Phân biệt bệnh suy giáp và cường giáp
Suy giáp là gì?
Theo Bác sĩ đa khoa Nguyễn Anh Tú (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) chia sẻ tại trang ysidakhoa.net như sau: “Tuyến giáp là một tuyến nội tiết sản xuất ra các hormone. Nói đơn giản, suy giáp là suy giảm chức năng tuyến giáp, là khi tuyến giáp của bạn không tạo ra đủ hormone để điều hòa cơ thể hoạt động bình thường. Tuyến giáp là tuyến sẽ kiểm soát mọi mặt của quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong bệnh suy giáp, việc sản xuất hormone sẽ bị chậm lại, dẫn đến việc làm chậm quá trình trao đổi chất, gây tăng cân. Suy giáp là một bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 4.6% dân số Mỹ.”
Hiện nay, chưa có cách nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh suy giáp. Mặc dù vậy, có một vài loại thuốc có thể điều trị được bệnh này. Mục tiêu của việc điều trị là tăng cường chức năng tuyến giáp, khôi phục mức hormone và cho phép bạn sống cuộc sống bình thường.
Suy giáp là gì?
Viêm tuyến giáp Hashimoto là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh suy giáp. Trong trường hợp này, cơ thể bạn sẽ tự tấn công hệ miễn dịch của bạn. Theo thời gian, việc tấn công này làm tuyến giáp ngừng sản xuất hormone và dẫn đến suy giáp. Giống như nhiều bệnh tự miễn khác, viêm tuyến giáp Hashimoto xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới.
Cường giáp là gì?
Như tên của nó, cường giáp xảy ra khi cơ thể sản xuất ra quá nhiều hormone tuyến giáp, thyroxine (hormone T4) và triiodothyronine (hormone T3), và trở nên hoạt động quá mức. Nếu bạn bị cường giáp, tim bạn có thể sẽ đập nhanh hơn, hay cảm thấy thèm ăn hơn, hay lo âu, nhạy cảm với nhiệt và sụt cân đột ngột. Cường giáp thường xảy ra 3 trường hợp: viêm tuyến giáp, các tế bào tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone T4 hoặc một tình trạng tự miễn được gọi là bệnh Graves (bệnh Basedow).
Trong bệnh nội khoa cường giáp, sự kích thích tuyến giáp (viêm tuyến giáp) sẽ làm cho các hormone tuyến giáp đi vào máu quá nhiều. Điều này có thể dẫn đến đau đớn và khó chịu. Viêm tuyến giáp cũng có thể xảy ra như một hậu quả của việc mang thai, nhưng chỉ trong thời gian ngắn.
Hạch tuyến giáp thường phổ biến ở cả bệnh suy giáp và cường giáp, những hạch này thường là lành tính. Trong bệnh cường giáp, những hạch này có thể dẫn đến việc gia tăng kích thước tuyến giáp hoặc sản xuất quá nhiều hormone T4.
Bệnh Basedow gây ra do cơ thể tự tấn công chính mình. Việc tấn công này làm tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone. Nguyên nhân sâu xa của cường giáp thường là do các bệnh tự miễn.
Dùng thuốc, xạ trị hoặc phẫu thuật là các lựa chọn điều trị cho bệnh cường giáp. Nếu không được điều trị, cường giáp có thể dẫn đến loãng xương hoặc rối loạn nhịp tim. Cả bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto và bệnh Basedow đều là những bệnh có tính chất di truyền.
Sự khác nhau giữa suy giáp và cường giáp
Theo các Y học Lâm sàng thì vấn đề suy giáp gây ra những triệu chứng như giảm trao đổi chất, mệt mỏi, tăng. Tuyến giáp không hoạt động có thể làm giảm hoặc làm chậm các hoạt động chức năng của cơ thể.
Sự khác nhau giữa suy giáp và cường giáp
Với cường giáp, bạn có thể thấy mình có nhiều năng lượng hơn. Bạn có thể sẽ bị sụt cân, thay vì tăng cân như trong bệnh suy giáp. Bạn có thể sẽ cảm thấy dễ lo âu, căng thẳng thay vì trầm cảm.
Khác biệt lớn nhất giữa 2 bệnh này là nồng độ hormone. Suy giáp là tình trạng suy giảm lượng hormone và ngược lại cường giáp tăng sản xuất và tăng lượng hormone tuyến giáp.
Tại Mỹ, suy giáp là căn bệnh phổ biến hơn cường giáp. Mặc dù vậy, việc tuyến giáp hoạt động quá mức sau đó lại giảm hoạt động (và ngược lại) đều bất thường. Tìm một bác sỹ chuyên khoa về tuyến giáp, thường là bác sỹ nội tiết, là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị.
Nguồn: BSĐK Nguyễn Anh Tú – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur