Vết bầm tím trên da: Nguyên nhân và cách xử trí

Đa số các vết bầm tím trên da là lành tính và sẽ tự mất đi trong một khoảng thời gian nào đó. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ đang có vấn đề. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé!

Vết bầm tím trên da thường lành tính và biến mất sau vài ngày

Vết bầm tím trên da là gì? Nguyên nhân gây bầm tím

Theo GV Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM: Vết bầm tím là tình trạng da xuất hiện các vết xanh đen tại các vị trí như: chân, đầu gối, cánh tay, ngón tay, mắt, … với các triệu chứng bầm tím, sưng đau, nếu có thêm các triệu chứng khác như nóng đỏ, chảy mủ, tê liệt vận động, bầm tím lâu ngày không khỏi … do các mạch máu vận chuyển máu qua lại giữa tim, các mơ và các cơ quan của cơ thể bị vỡ. Mạch máu bị vỡ do tổn thương hay suy yếu khiến hồng cầu thoát ra khỏi thành mạch và thái hoá, gây nên các mảng bầm tím, xanh dương, xanh đen. Thông thường, các vết thâm tím sẽ tự nhất đi sau một vài tuần. Hầu hết đều lành tính nhưng đôi khi đây cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải những bệnh lý nguy hiểm.

Có nhiều nguyên nhân gây nên vết bầm tím trên da. Thường gồm các nhóm nguyên nhân chính:

Do va chạm, chấn thương: Đây là nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất như bị té ngã, va vào tường, chân giường, … người tập thể dục cường độ mạnh. Hoặc cũng xuất hiện sau chấn thương, phẫu thuật như xăm môi, mày, nhấn mím, …

Do gen: Nếu vết bầm tím xuất hiện một cách dễ dàng hoặc không có lý dõ thì có thể là do di truyền, dẫn đến rối loạn quá trình đông máu, số lượng tiểu cầu máu thấp, đặc biệt còn xuất hiện thêm hiện tượng chảy máu cam thường xuyên hoặc cháy máu nướu răng.

Do bệnh lý về gan, ung thư máu: Khi gan bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến số lượng tiều cầu cần thiết làm đông máu, gây nên những vết thâm tím trên da. Đồng thời, cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của ung thư máu nếu kèm theo một số triệu chứng mệt mỏi, đau xương khớp, sưng hạch bạch huyết, …

Cách xử trí vết bầm tím trên da an toàn, nhanh chóng

Cách xử trí vết bầm tím trên da an toàn, nhanh chóng

Theo kinh nghiệm Y học lâm sàng: Cần phải xử trí vết bầm tím khi nó còn là một vết đỏ thì mới có thể đạt được quá trình điều trị hiệu quả nhất. Vì thế, cần phải thực hiện chườm đá lên vùng đau nhức sau khi bị va chạm từ 5 – 10 phút. Chườm nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 1 tiếng. Việc chườm đá chỉ có tác dụng trong vòng 72 tiếng kể từ lúc bị chấn thương.

Hoặc có thể thực hiện cách lăn trứng gà để xoá vết bầm tím trên da. Đây là cách phù hợp với mọi lứa tuổi, đối tượng, … và dễ dàng áp dụng cho những vùng da mỏng, nhiều góc cạnh, nhưng cần phải chú ý đến nhiệt độ của quả trứng để tránh gây bỏng rát cho da.

Đồng thời, hãy thực hiện một số cách xử lý đơn giản như:

  • Hạn chế vận động tối đa ở những khu vực bị bầm tím trên da.
  • Nên kê chân lên cao khi ngồi hoặc nằm để giúp máu lưu thông dễ dàng, giảm sứng và hạn chế nguy cơ để lại vết bầm trên da.
  • Có thể dùng hành tươi, giã nát và đắp lên vùng da bị thâm tím (không đắp lên vết thương hở).

Trên đây là một số thông tin được Phòng truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp và chia sẻ, chỉ mang tính chất tham khảo. Trong trường hợp vết bầm tím có kèm theo các dấu hiệu sốt, vết bầm tím vùng gần mắt, vết bầm sưng lên, chuyển sang màu đỏ và rất đau, không cử động được, vết bầm không biến mất sau 2 tuần, những vết bầm bất ngờ, không rõ nguyên nhân hoặc xuất hiện nhiều lần, thường xuyên không giải thích được, …,thì cần đến gặp trung tâm y tế, bệnh viện để được bác sĩ thăm khám cụ thể.

Nguồn: ysidakhoa.net

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *