Các bước sơ cứu, những điều nên làm và không nên làm khi bị rắn độc cắn

Nếu không may bị rắn cắc thì sơ cứu vết thương là điều vô cùng quan trọng. Bài viết sau đây sẽ thông tin đến bạn đọc một số bước sơ cứu vết rắn cắn cũng như những điều nên và không nên làm để bảo vệ bản thân tốt hơn!

Cách nhận biết rắn không độc và rắn độc

Cách nhận biết rắn không độc và rắn độc

Theo GV Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết: Rất khó để phân biệt rắn không độc và rắn độc, tuy nhiên một số loại rắn độc thường gặp có thể nhận ra dựa vào một số đặc điểm đặc trưng bên ngoài của rắn như: Rắn hổ mang (phát ra âm thanh đặc trưng), rắn cạp nong (thân có khúc đen khúc vàng), rắn cạp nia (thân có khúc đen khúc vàng), họ rắn lục (đầu to hình tam giác bè to ra hoặc hình thoi).

Hầu hết các loại rắn độc thường có hai răng lớn ở vị trí răng cửa hàm trên, khi cắn thường để lại vết cắn đặc trưng với hai chấm tròn là dấu vết của hai nanh độc. Hai nanh độc giống như một kim tiêm dưới da hoặc tiêm vào bắp thịt.

Còn rắn không độc sau khi cắn thường để lại nguyên cả một hàm răng tròn gồm nhiều răng vì rắn không độc không có hai nanh độc mà có nguyên cả một hàm răng.

Các bước sơ cứu, những điều nên làm và không nên làm khi bị rắn độc cắn

Theo Y học lâm sàng: Sau khi bị rắn cắn, bạn không nên vạch rạch vết thương và dùng miệng để hút nọc độc ra ngoài, bởi một khi đã bị rắn độc cắn thì nọc rắn đã đi vào cơ thể, người hút nọc độc có thể gặp nguy hiểm về tính mạng. Việc sơ cứu khi bị rắn độc cắn đúng cách là vô cùng cần thiết bởi nếu sơ cứu không đúng cách hoặc sơ cứu theo kinh nghiệm dân gian, dẫn đến việc khám và điều trị muộn đã có nhiều người có thể bị hoại tử chân tay, nhiễm trùng huyết, hôn mê và thậm chí là tử vong.

Mục tiêu của việc sơ cứu là:

  • Loại bỏ bớt nọc độc bằng cách rửa vết thương bằng nước sạch, băng ép tại chỗ cắn (không garo), hạn chế vận động khi bị rắn cắn để làm chậm sự dịch chuyển của nó từ vết cắn đi xâm nhập vào trong cơ thể.
  • Bảo vệ tính mạng cho bệnh nhân, ngăn chặn và xử trí sớm các biến chứng trước khi bệnh nhân được đưa đến cơ sở y tế.
  • Vận chuyển bệnh nhân an toàn và nhanh nhất đến cơ sở y tế.
  • Không gì hại thêm cho bệnh nhân.

Các bước sơ khi nên làm khi bị rắn độc cắn:

  • Trấn an tinh thần bệnh nhân.
  • Không cho bệnh nhân tự đi lại và bất động chân/tay bị cắn bằng nẹp.
  • Cố gắng xác định được loài rắn đã cắn, ghi nhớ kích thước, màu sắc, hình dạng đầu, cách thức tấn công hoặc chụp ảnh/mang rắn đến cơ sở y tế (nếu đã bắt được rắn) cho bác sĩ điều trị.
  • Băng ép bất động với một số loại rắn (hổ mang, cạp nong, cạp nia, …) bằng băng chun giãn, băng vải hoặc khăn, quần áo, … quấn quanh chi bị cắn từ trên vị trí bị rắn cắn để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Tuyệt đối không được dùng Garo vì có thể không đem lại hiệu quả mà còn làm tắc nghẽn động mạch của chi đó và gây hoại tử chi.
  • Nếu bị rắn lục cắn gây chảy máu không cầm được bắt buộc phải băng ép chặt hơn ở chỗ cắn để cầm máu, bởi nọc rắn có thể làm rối loạn đông cầm máu làm máu chảy mãi không cầm được, khiến bệnh nhân tử vong do mất máu, rối loại đông cầm máu và xuất huyết ở một số cơ quan nội tạng khác trong cơ thể người bệnh.
  • Hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân nếu có dấu hiệu khó thở. Trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu ngừng tuần hoàn thì tiến hành hồi sinh tổng hợp ngay tại chỗ và chở nhân viên y tế đến.
  • Vận chuyển bệnh nhân sao cho vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim để hạn chế nọc rắn di chuyển về tim và tuần hoàn trung tâm.
  • Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Đến cơ sở y tế gần nhất nếu bệnh nhân trong tình trạng lơ mơ, hôn mê. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo thì nên đưa đến các bệnh viện lớn, nơi có sẵn huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu.
  • Bất kỳ các trường hợp khi bị rắn cắn (kể cả rắn không độc) đều cần phải xử trí và theo dõi tình trạng như rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu.

Các bước sơ cứu và những điều nên làm khi bị rắn độc cắn

Không sử dụng các biện pháp sơ cứu sau:

  • Không nên buộc băng Garo sau khi bị rắn cắn vì có thể làm máu không đến được vị trí bị buộc khiến phần này dễ bị hoại tử. Khi bằng Garo được tháo thì chất độc sẽ cùng lúc ùa về tim khiến bệnh nhân bị sốc và có thể tử vong ngay lập tức.
  • Không chích, rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn vì có thể gây tổn thương mạch máu, dây thần kinh, nhiễm trùng nặng hơn và làm cho nọc độc vào hệ tuần hoàn nhanh hơn. Không hút nọc độc bởi nọc rắn rất dính và không hút được mà còn có thể gây nguy hiểm cho người hút.
  • Chườm đá cũng có thể gây hại cho bệnh nhân nên không được chườm đá sau khi bị rắn cắn.
  • Cố gắng bắt hoặc giết rắn: Các bác sĩ vẫn có thể xác định được loài rắn đã cắn bệnh nhân bằng các loại xét nghiệm định danh rắn như VDK Test nhanh hoặc các đặc điểm khi Bác sĩ khám lâm sàng, vì thế không cần phải cố gắng bắt hoặc giết rắn để mang đến bệnh viện.
  • Hạn chế dùng các mẹo, thuốc dân gian cổ truyền vì có thể gây nhiễm trùng khi đắp hoặc gây hại cho bệnh nhân khi uống. Đồng thời làm chậm trễ quá trình đến bệnh viện dùng huyết thanh kháng nọc rắn.

Các cách phòng tránh bị rắn cắn cần phải biết

Để tránh bị rắn cắn, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Tránh xa môi trường có rắn sinh sống, ẩn nấp như: tảng đá, gỗ, đống đổ nát, đống rác, …
  • Khi di chuyển ở những vùng bụi rậm, nên đi ủng hoặc giày cao cổ, mặc quần áo bảo hộ an toàn. Mang theo mũ rộng vành và gậy để dò đường phía trước khi đi trong rừng hoặc đi vào những khu vực tối.
  • Di chuyển nhẹ nhàng khi gặp rắn, tránh kích động rắn.
  • Tránh xa rắn càng xa càng tốt kể cả rắn đã chết, vì rắn vẫn có thể còn chứa nọc nguy hiểm gây chết người hoặc đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người. Tuyệt đối không đuổi, bắt rắn hoặc dồn rắn vào nơi khép kín, chật hẹp.
  • Nên trang bị bẫy rắn nếu thường xuyên phải đi lại ở những vùng nguy hiểm.
  • Để tránh bị rắn biển cắn, không nên bắt rắn ở trong lưới hoặc dây câu.

Bài viết được Phòng truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp và chia sẻ đến các bạn một số cách nhận biết rắn có độc và rắn không độc, cách xử lý trong trường hợp bị rắn độc cắn và cách phòng tránh. Hi vọng các thông tin trên sẽ hữu ích với bạn đọc, giúp bạn đọc có thể bảo vệ bản thân tốt hơn.

Nguồn: ysidakhoa.net

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *