Y sĩ đa khoa 2021 chia sẻ phác đồ điều trị bệnh do Leptospirosis gây ra

Y sĩ đa khoa 2021 chia sẻ phác đồ điều trị bệnh do Leptospirosis gây ra

Leptospirosis là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do xoắn khuẩn Leptospira gây ra. Lây truyền chủ yếu qua đường da, niêm mạc. Vậy phác đồ điều trị bệnh do Leptospirosis gây ra như thế nào?

Phác đồ điều trị bệnh do Leptospirosis gây ra

Nguyên nhân bệnh Leptospira

Theo Y học lâm sàng tổng hợp thì “Leptospira là xoắn khuẩn họ Leptospiraceae, soi tươi dưới kinh hiển vi nền đen nhuộm bạc hoặc hiển vi huỳnh quang thấy xoắn khuẩn hình sợi dài, mảnh có 15-30 vòng xoắn nhỏ rất sát nhau, 2 đầu thường cong hình chữ C.”

Điều trị bệnh do Leptospirosis gây ra

Mục đích điều trị leptospira

Phần lớn nhiễm leptospira tự khỏi. Thực tế thì theo các chuyên gia y tế tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, trên lâm sàng các nhà khoa học vẫn đưa ra các ý kiến khác nhau về các kháng sinh có đem lại chút lợi ích nào cho leptospirosis thể nhẹ hay không.

Đối với thể nặng thì Y sĩ nên điều trị kháng sinh nhằm diệt Leptospira, khống chế các biến chứng do xoắn khuẩn gây ra.

Nguyên tắc điều trị leptospira

  • Phòng chống suy thận bằng phương pháp bù đủ nước điện giải, dùng thuốc lợi tiểu khi có biểu hiện suy thận.
  • Dùng kháng sinh đặc hiệu.

Điều trị cụ thể

Điều trị kháng sinh

– Người bệnh ngoại trú: Doxycycline 100 mg x 2 lần/ngày (tốt với cả rickettsia, vốn dễ nhầm với leptospira). Với trẻ em < 8 tuổi và phụ nữ có thai, thay bằng Amoxicillin 25-50 mg/kg chia 3 lần trong ngày.

  • Người bệnh nội trú thể nặng: Penicillin 6 triệu đơn vị/ngày, Doxycycline 100 mg x 2 lần/ngày, Ceftriaxone 1 g/ngày hoặc Cefotaxime 1 g mỗi 6 giờ.
  • Trẻ em thể nặng: Penicillin 250.000-400.000 đơn vị/kg/ngày chia 6 lần, Doxycycline (4 mg/kg/ngày, không nên dùng cho trẻ dưới 8 tuổi), Ceftriaxone 80-100 mg/kg/ngày, hoặc Cefotaxime 150-200 mg/kg/ngày chia 3-4 lần.
  • Trường hợp trẻ dưới 8 tuổi dị ứng với Penicillin, có thể cân nhắc giải mẫn cảm hoặc thay bằng Azithromycin 10 mg/kg vào ngày 1, sau đó 5 mg/kg/ngày trong các ngày tiếp theo hoặc Clarithromycin 15 mg/kg/ngày chia 2 lần.
  • Thời gian điều trị là 5-7 ngày.

Y sĩ cần tuân thủ phác đồ điều trị bệnh do Leptospirosis gây ra

Điều trị biến chứng

Y sĩ đa khoa có thể áp dụng phương pháp điều trị phòng biến chứng như sau:

  • Điều trị suy thận cấp: tổn thương thận có ý nghĩa tiên lượng bệnh, do đó nên điều trị sớm đề phòng suy thận cấp theo nguyên tắc sau:

+ Truyền dịch, bổ sung nước điện giải theo hematocrit và điện giải đồ, chống nhiễm toan.

+ Lợi niệu sớm khi bắt đầu có hiện tượng thiểu niệu bằng lợi niệu đông y: râu ngô, nước chanh. Thuốc: Lasix, Manitol v.v..

+ Khi vô niệu kéo dài, ure cao… nên thẩm phân phúc mạc, thận nhân tạo (theo chỉ định).

  • Trợ tim mạch.
  • Trường hợp có xuất huyết: cho thuốc cầm máu, bền vững thành mạch, truyền máu (khi xuất huyết nặng).

Tiêu chuân nhập viện

  • Sốt cao.
  • Đau cơ.
  • Có biến chứng: vàng da vàng mắt, tiểu ít, ARDS, hội chứng màng não…
  • Xét nghiệm CTM: BC I > 12.000/mm3, BUN I, Creatinin I, Bilirubin |…

Theo dõi

  • Nhiệt độ.
  • Mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2phát hiện sớm tụt huyết áp, hội chứng ARDS.
  • Lượng nước tiểu, BUN, Creatinin.
  • Tình trạng đau cơ, vàng da, xuất huyết…

Dự phòng leptospira

Doxycycline 200 mg mỗi tuần trong 2-3 tuần và khi ngừng phơi nhiễm có tác dụng dự phòng ở những người lữ hành tới vùng nguy cơ cao.

Phương pháp dự phòng chính là tránh tiếp xúc với nguồn lây. Hiện chưa có vacxin cho người.

Nguồn: Bệnh học truyền nhiễm – NXB Y học được Ysidakhoa.net tổng hợp chia sẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *