Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám không?

Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám không?

Câu hỏi: “Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám không?” được nhiều bạn trẻ đang và đã học Y sĩ đa khoa quan tâm hiện nay.

Ban tư vấn Cao đẳng Y Dược  – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur xin được chia sẻ nội dung về vấn đề “Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám không?” qua bài viết sau đây.

 

Căn cứ Nghị định số 103/2003/NĐ-CP ngày 12/09/2003, tại điều 5 chương II quy định rõ về điều kiện hành nghề y, dược tư nhân. Theo đó, để thành lập phòng khám tư nhân, người đứng đầu Phòng khám cần thỏa mãn những điều kiện sau đây:

 

Điều kiện mở phòng khám là gì?

Theo luật khám chữa bệnh năm 2009 thì, người đứng đầu Phòng khám cần phải có chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân (cụ thể là chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh).

Theo Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân thì điều kiện để được cấp Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân:

  • Có bằng cấp chuyên môn phù hợp với hình thức tổ chức phòng khám theo quy định tại khoản 2 của các điều 17, 22, 27 và 31 của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân.
  • Đã có thời gian thực hành khám chữa bệnh tại cơ sở y, dược phù hợp với mục tiêu hoạt động của Phòng khám theo quy định tại khoản 3 của các điều 17 và 22 – Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân như sau:

Y sĩ trung cấp muốn mở phòng khám cần và đã qua thực hành 5 năm đối với hình thức tổ chức hành nghề như sau:

  • Bệnh viện đa khoa
  • Bệnh viện chuyên khoa
  • Phòng khám đa khoa
  • Phòng khám chuyên khoa
  • Nhà hộ sinh

Y sĩ cần đảm bảo đủ các yêu cầu theo luật khám chữa bệnh

Cơ sở dịch vụ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài (khoản 1, 2, 3, 5 điều 16 của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân)

2 năm đối với hình thức tổ chức hành nghề: Cơ sở dịch vụ y tế (khoản 4 Điều 16 của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Đã qua thực hành 5 năm đối với hình thức tổ chức hành nghề như sau:

  • Bệnh viện y học cổ truyền
  • Phòng chẩn trị y học cổ truyền
  • Cơ sở dịch vụ điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng bằng cách châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt, dưỡng sinh, khí công, xông hơi thuốc của y học cổ truyền
  • Trung tâm kế thừa, ứng dụng y dược học cổ truyền (khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 21 của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng YHCT.

2 năm đối với hình thức tổ chức hành nghề:

  • Cơ sở kinh doanh thuốc y học cổ truyền bao gồm cơ sở kinh doanh thuốc thành phẩm y học cổ truyền, cơ sở kinh doanh thuốc phiến y học cổ truyền, cơ sở kinh doanh dược liệu chưa bào chế, đại lý bán thuốc thành phẩm y học cổ truyền (khoản 4 Điều 21 của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân) tại cơ sở y dược học cổ truyền.

Có đạo đức nghề nghiệp của y sĩ đa khoa mở phòng khám?

Y sĩ đa khoa không thuộc đối tượng không được cấp Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân (theo Điều 6 – Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân 2003):

  • Y sĩ đa khoa đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Toà án
  • Y sĩ đa khoa đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Y sĩ đa khoa đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự của Tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc quản chế hành chính
  • Y sĩ đa khoa đang trong thời gian bị kỷ luật có liên quan đến chuyên môn y, dược
  • Y sĩ đa khoa mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Y sĩ đa khoa cần có phẩm chất đạo đức tốt

Y sĩ đa khoa có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe để làm việc của cơ sở khám, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên khám và cấp.

Có đầy đủ điều kiện về địa điểm, trang thiết bị y tế và các điều kiện cần thiết khác theo quy định của Bộ Y tế.

Nguồn:

  • Nghị định số 103/2003/NĐ-CP ngày 12/09/2003
  • Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân 2003

Được tổng hợp tại Kiến thức Y tế – ysidakhoa.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *