Bệnh viêm tai giữa rất thường gặp phải ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đây là căn bệnh thuộc nhóm bệnh về đường hô hấp trên và có thể biến chứng nặng nếu không được chữa trị kịp thời.
- Địa chỉ đào tạo Trung cấp Y sĩ đa khoa Hà Nội tốt nhất ở đâu?
- Tuyển sinh Trung cấp Y sĩ đa khoa chỉ cần tốt nghiệp THCS
- Thời gian học Trung cấp Y sĩ đa khoa Hà Nội năm 2018 bao lâu?
Viêm tai giữa ứ dịch là bệnh gì?
Nhắc tới viêm tai giữa chúng ta luôn quan niệm rằng sẽ có sự chảy mủ ở tai, tuy nhiên trong những năm gần đây một loại viêm tai giữa không gây chảy mủ ở tai cũng như không gây thủng màng nhỉ rất phổ biến mà có nhiều người đang mắc phải đó là viêm tai giữa ứ dịch. Mọi độ tuổi đều có nguy cơ mắc phải bệnh này, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em. Nhận biết được những dấu hiệu của bệnh để phát hiện bệnh sớm cũng như biện pháp xử lý đúng cách và kịp thời nếu trẻ chẳng may mắc bệnh là rất cần thiết. Cùng trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Hữu Định – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để tìm hiểu về nguyên nhân, những biến chứng cũng như phương pháp điều trị bệnh này như thế nào là hiệu quả nhất.
Hỏi: Thưa Bác sĩ, viêm tai giữa ứ dịch là bệnh gì?
Trả lời:
Bệnh nội khoa Viêm tai giữa ứ dịch hay còn gọi là viêm tai thanh dịch, là sự ứ dịch của tai giữa phía sau một màng tai không thủng, không có các triệu chứng viêm cấp. Dịch tai giữa có thể là thanh dịch, có thể là dịch nhầy, có thể là keo,… các mẹ hoàn toàn có thể kiểm tra cho trẻ bằng cách dùng đèn để soi. Viêm tai giữa ứ dịch có thể biến chứng thành viêm tai giữa nguy hiểm thậm chí đến tính mạng bệnh nhân. Vì vậy, khi bị viêm tai giữa ứ dịch người bệnh cần phải được điều trị và theo dõi nhằm phục hồi lại khả năng nghe, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng và di chứng có thể gây điếc vỉnh viễn ở giai đoạn sau.
Hỏi: Nguyên nhân cũng như triệu chứng thường gặp của bệnh viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ là như thế nào thưa Bác sĩ?
Trả lời:
Trẻ em rất dễ mắc bệnh viêm tai giữa ứ dịch vì trẻ dễ bị VA, gây tắc lỗ vòi. Vòi nhĩ của trẻ em ngắn và rộng, nằm ngang hơn so với người lớn, vì chưa hoàn thiện nên hay bị dịch từ mũi họng tràn vào.
Viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ là bệnh có thể gây biến chứng
Có nhiều nguyên nhân gây viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ:
- Nguyên nhân thường gặp ở trẻ khi mắc bệnh là do tắc vòi nhĩ, vì vòi nhĩ có chức năng cân bằng áp suất tai giữa và áp suất không khí bên ngoài nên khi vòi nhỉ bị tắc dẫn đến không khí trong tai giữa có áp lực âm tính, vì tai giữa có dịch nên được gọi là viêm tai giữa ứ dịch.
- Vì vòi nhỉ ở trẻ em ngắn và rộng hơn rất nhiều so với người lớn nên rất dễ nhiễm vi khuẩn và vi rút. Theo thống kê có tới 40% có mặt vi khuẩn trong viêm tai ứ dịch.
- Bên cạnh đó, viêm tai giữa ứ dịch còn có nguyên nhân khác là do dị ứng gây phù nề, tăng tiết dịch nhầy, tắc vòi.
Triệu chứng Y học lâm sàng chính của bệnh là nghe kém. Trẻ đang ở giai đoạn học nói nếu mắc bệnh sẽ bị ảnh hưởng làm chậm quá trình học nói, chậm quá trình phát triển ngôn ngữ dẫn tới ảnh hưởng phát triển trí thông minh. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu của bệnh viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ thường không có triệu chứng cụ thể, tuy nhiên các bậc cha mẹ có thể chú ý nếu trẻ có dâu hiệu như bứt rứt, khó chịu, hay sờ lên tai, chậm nói… Với những trẻ biết nói, bé có thể nói cảm thấy khó chịu trong tai, ù tai, đôi khi có thấy tiếng vang trong tai như có con vật bò vào tai… Nếu trẻ coc những biểu hiện như trên, cần đưa trẻ đên trung tâm y tế để có thể làm các biện pháp xử lý và điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm. Bệnh được phát hiện nhờ phương pháp xét nghiệm đo nhĩ lượng đồ.
Điều trị viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ
Hỏi: Cách điều trị bệnh này như thế nào khi trẻ bị mắc bệnh và sau khi khỏi bệnh có để lại di chứng gì hay không? Có những cách nào phòng bệnh viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ hay không?
Trả lời:
Phương pháp điều trị là trả lại thông khí cho tai giữa, phục hồi thính lực cho bệnh nhân, điều trị nguyên nhân và đề phòng tái phát. Bệnh viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ có thể điều trị nội khoa nếu trường hợp bệnh nhẹ, nạng hơn mới điều trị ngoại khoa. Điều trị nội khoa thường được chỉ định trong thời kỳ đầu của bệnh, các Bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh tuy nhiên không kéo dài. Bên cạnh đó một số loại thuốc dị ứng hay tiêu đờm long dịch cũng có thể được sử dụng để loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Với trường hợp điều trị ngoại khoa, bệnh nhân sẽ được làm phẩu thuật để chích rạch màng nhĩ, đặt ống thông khí nhằm hút dịch trong hòm tai, cải thiện thính lực cho trẻ, ngăn ngừa bệnh tái phát nhờ cung cấp thông khí cho tai giữa.
Nếu mủ trong tai giữa không điều trị kịp thời ra khỏi hòm nhĩ sẽ để lại di chứng như viêm tai giữa thanh dịch, làm dính chuỗi xương con nằm trong hòm nhĩ để lại hậu quả là sức nghe giảm dần, màng nhĩ bị co kéo, chất cholesteatoma có thể được tạo ra gây phá hủy xương, chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới tính mạng…
Với kinh nghiệm của một giảng viên đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tôi cho rằng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ bằng cách giữ ấm cho trẻ để tránh bị cảm lạnh và nhiễm khuẩn. Không để cho trẻ hít phải khói thuốc lá, nên nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong năm đầu vì sữa mẹ truyền miễn dịch cho con, giúp bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây viêm tai giữa và các bệnh nhiễm khuẩn khác.
Nguồn: Ysidakhoa.net