6 biểu hiện chứng tỏ bạn đã mắc phải hội chứng Cường giáp

Cường giáp không phải là bệnh những có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, do tuyến giáp bị nhiễm độc tố gây ra, người bị Cường giáp sẽ có biểu hiện uống nhiều, ăn nhiều, giảm cân…

6 biểu hiện chứng tỏ bạn đã mắc phải hội chứng Cường giáp

6 biểu hiện chứng tỏ bạn đã mắc phải hội chứng Cường giáp

Cường giáp là nhiễm độc tố giáp do tăng hoạt chức năng tuyến giáp gây ra bởi nhiều bệnh lý nội khoa khác nhau. Hầu hết trường hợp nhiễm độc tố giáp là cường giáp do bệnh Basedow (60 – 80%) và các bướu giáp nhân hóa độc. Tần suất chung của cường giáp là khoảng 2% ở phụ nữ và 0,2% ở nam giới. Hiếm gặp ở thiếu niên, gặp điển hình ở độ tuổi 20 – 50, 15% trường hợp gặp ở độ tuổi trên 60. Hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện của chúng tôi với bác sĩ Nguyễn Thị Hậu – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé

Hỏi: Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho biết cường giáp được phân loại như thế nào?

Trả lời:

Cường giáp nguyên phát:

  • Bệnh Basedow: 60 – 80% nguyên nhân cường giáp
  • Bướu giáp đa nhân hóa độc.
  • U độc giáp
  • Các di căn ung thư giáp.
  • Đột biến tăng hoạt thụ thể TSH.
  • Hội chứng Mc Cune-Albright.
  • U quái buồng trứng
  • Quá tải Iode: muối Iode, thuốc cản quang

Cường giáp thứ phát: hiếm gặp

  • Adenom tuyến yên tiết TSH (TSH tăng)
  • Hội chứng đề kháng hormone giáp (TSH bình thường hoặc tăng).
  • Các u tiết HCG (thai trứng, K nguyên bào nuôi)
  • Nhiễm độc giáp thai kỳ

 Nhiễm độc giáp không do cường giáp:

  • Viêm giáp
  • Các nguyên nhân gây phá hủy tuyến giáp: xạ trị vùng đầu cổ
  • Cường giáp giả: Do dùng quá nhiều hormone giáp hoặc tinh chất mô giáp.

Hỏi: Thưa bác sĩ một bệnh nhân mắc cường giáp sẽ có những biểu hiện nào?

Trả lời:

Bệnh nhân mắc phải hội chứng cường giáp sẽ có những biểu hiện y học lâm sàng sau:

Dấu hiệu chứng tỏ mắc hội chứng cường giáp

Dấu hiệu chứng tỏ mắc hội chứng cường giáp

Hệ thần kinh: Bồn chồn, tính khí thất thường, trầm cảm, dễ cáu gắt hoặc vui vẻ, nhiệt tình quá mức, khó ngủ, khó tập trung khi học hay làm việc. Rối loạn vận mạch: đỏ mặt từng lúc, toát mồ hôi. Run ở đầu ngón tay với đặc điểm: tần số cao, biên độ thấp, đều. Phản xạ gân xương tăng rõ rệt.

Hệ tim mạch: Hồi hộp, có thể khó thở gắng sức. Nhịp tim nhanh thường xuyên >100 lần/phút, có thể thay đổi trong ngày, tăng lên khi xúc động hoặc gắng sức. Đáp ứng với các thuốc chẹn b. Tiếng tim mạnh, có thể có âm thổi tâm thu ở liên sườn 2-3 bờ trái xương ức. Mạch rộng và nẩy mạnh, nhanh. Huyết áp tâm thu cao, hiệu áp rộng.

Hệ tiêu hoá: Ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân. Tăng số lần đại tiện và lượng phân.

Hệ sinh sản: Ở nữ: giảm khả năng sinh sản, kinh nguyệt ít. Ở nam: giảm số lượng tinh trùng, rối loạn cương, nhũ hoá tuyến vú.

Hệ cơ – xương và da: Yếu cơ, đặc biệt là các cơ gốc chi, rõ khi đi bộ, leo, mang nặng. Teo cơ, thường là ở vòng quanh vai. Quá trình tiêu xương nhiều hơn tạo xương gây tăng calci niệu, lâu ngày gây xốp xương. Da nóng ấm, ẩm ướt và như mọng nước, nhất là ở bàn tay. Móng có thể bị bong khi cường giáp lâu ngày.

Rối loạn chuyển hoá: Thường là gầy nhanh, dù ăn nhiều, đặc biệt là người già. Ở một số ít bệnh nhân trẻ tuổi, có thể thấy tăng cân nghịch thường. Cảm giác sợ nóng, ưa lạnh, tăng đổ mồ hôi, uống nhiều và có thể tiểu nhiều nhẹ.

Hỏi: Vậy thưa bác sĩ có những nguyên nhân nào có thể gây ra cường giáp?

Trả lời:

Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng cường giáp, cụ thể:

  • Bệnh Basedow: Thường gặp ở nữ (tỷ lệ nữ/nam là 6/1), tuổi từ 20 – 50, có tính chất gia đình (bướu giáp nhân, cường giáp, viêm giáp). Bệnh nhân có thể có các bệnh tự miễn khác như đái tháo đường type 1, nhược cơ, suy vỏ thượng thận; có tiền căn tiếp xúc độc chất, stress,…
  • Hội chứng cường giáp thường điển hình. Bướu giáp mạch lan tỏa, không đau. Thường có bệnh lý mắt (>50% trường hợp). Phù niêm trước xương chày (hiếm).
  • Đồng vị phóng xạ iod có độ tập trung cao, lan tỏa. Siêu âm tuyến giáp thường có tăng sinh mạch máu.
  • Bướu đa nhân hóa độc: (khoảng 5% trường hợp cường giáp)
  • Thường ở bệnh nhân nữ lớn tuổi, thường có bướu giáp đa nhân từ lâu. Dễ xảy ra khi quá tải iod. Có triệu chứng tim mạch nổi bật (rung nhĩ, suy tim). Nếu cường giáp xảy ra từ từ, sụt cân và yếu cơ sẽ nổi bật. Cận lâm sàng: TSH giảm; T3 và T4 tăng một số trường hợp chỉ tăng T3. Độ tập trung I tăng hoặc bình thường. Xạ hình có bướu giáp bắt xạ không đồng đều, các nhân nóng xen lẫn vùng bắt xạ kém.
  • Nhân độc giáp: Hội chứng cường giáp với biểu hiện tim mạch rõ nếu không điều trị. Thường sờ thấy một nhân nằm ở một thùy hoặc eo, hình tròn và di động; không có tính chất bướu mạch. Không có triệu chứng về mắt hoặc chỉ co cơ mi, không phù niêm.
  • Xạ hình thấy hình ảnh nhân nóng bắt xạ cao, nhu mô còn lại bị xóa.
  • Viêm giáp: Có 2 thể gây cường giáp
  1. Bán cấp: có thể xuất hiện sau nhiễm siêu vi; diễn tiến tự giới hạn trong 4 – 8 tuần. Tuyến giáp to lan tỏa đến cả hàm và tai; kèm đau tai, đau họng và sốt.
  2. Viêm giáp tự miễn Hashimoto (viêm giáp mạn tính thâm nhiễm Lympho):

Bệnh nhân có thể nuốt nghẹn, khó nuốt, khàn giọng. Có bướu giáp lan tỏa, đàn hồi, chắc, bề mặt gồ ghề nhiều thùy.

Hỏi: Bác sĩ có thể cho biết cường giáp sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm nào cho người bệnh và được điều trị như thế nào ?

Trả lời:

Là bác sĩ cũng như giảng viên đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tôi cho rằng hội chứng Cường giáp nếu được điều trị kịp thời và đúng cách: Diễn tiến bệnh thường tốt, nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng, muộn sẽ có các biến chứng :

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc hội chứng cường giáp

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc hội chứng cường giáp

Cơn bão giáp (cơn giáp cấp)

Gặp ở các trường hợp nặng, có nhiễm trùng hoặc stress, bệnh nhân lớn tuổi mà không điều trị; tiến hành phẫu thuật hay xạ trị mà chưa đạt bình giáp với điều trị nội khoa.

Lâm sàng: Diễn tiến cấp hoặc bán cấp với các triệu chứng: gầy nhanh, teo cơ nhanh, có thể giả liệt; sốt cao, mất nước, vã mồ hôi; mệt mỏi cao độ, vật vã, kích động, mê sảng; rung nhĩ đáp ứng thất nhanh, suy tim tiến triển nhanh, trụy tim mạch. Tỷ lệ tử vong cao dù được chẩn đoán và điều trị.

Biến chứng tim mạch   

  • Rung nhĩ đáp ứng thất nhanh, ngoại tâm thu.
  • Nhịp nhanh xoang, loạn nhịp nhanh kịch phát hoặc thường xuyên.
  • Suy tim cung lượng cao, suy tim phải, suy tim toàn bộ

Biến chứng mắt:  

  • Liệt dây vận nhãn III/ IV. Liệt nhãn cầu do kéo căng TK thị. Mù mắt

Lồi mắt ác tính, loét giác mạc. Nhiễm trùng mắt (áp xe, viêm kết mạc)

Biến chứng khác:

  • Liệt chi liên quan với hạ kali máu.
  • Tăng calci máu.
  • Suy kiệt.
  • Loạn thần cấp (mê sảng, lú lẫn,…)
  • Suy giáp sau điều trị.

Biện pháp chung: nghỉ ngơi, giảm căng thẳng thần kinh, thuốc an thần nếu cần.

Nội khoa

  • Thuốc kháng giáp tổng hợp
  • Iốt vô cơ
  • Nhóm ức chế beta giao cảm.
  • Đồng vị phóng xạ Iod
  • Phẫu thuật cắt gần toàn phần tuyến giáp

Nguồn: Ysidakhoa.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *