Bệnh nhân bị tiêu chảy nên và không nên ăn những thực phẩm nào?

Bệnh tiêu chảy là một trong những vấn đề tiêu hóa thường gặp, khiến bạn đi ngoài liên tục do rất nhiều nguyên nhân kích hoạt. Vậy bệnh nhân nên và không nên ăn những thực phẩm nào?

Bệnh tiêu chảy khiến bạn đi ngoài liên tục cần khắc phục nhanh chóng

Tìm hiểu bệnh tiêu chảy là gì?

Theo hướng dẫn của các giảng viên giảng dạy Y sĩ đa khoa cho biết: Tiêu chảy là một vấn đề về tiêu hóa đặc trưng bởi tình trạng đi ngoài ra phân lỏng khoảng từ ba lần trở lên trong một ngày. Thông thường, tình trạng này kích hoạt ở dạng cấp tính, kéo dài trong một thời gian ngắn. Có thể tự biến mất trong một vài ngày. Bạn có thể gặp các triệu chứng khác đi kèm, nhất là tình trạng mất nước khiến cơ thể mệt mỏi.

Tuy nhiên, nếu tiêu chảy kéo dài hơn một vài ngày thì có thể là dấu hiệu cảnh bảo các vấn đề nghiêm trọng. Tiêu chảy mãn tính thường dai dẳng trong ít nhất 4 tuần, đây được cho là vấn đề có liên quan đến các bệnh mãn tính về đường tiêu hóa. Các triệu chứng của tiêu chảy mãn tính có thể liên tục hay tái đi tái lại thường xuyên.

Bệnh tiêu chảy nếu không được khắc phục sớm cũng có thể phát sinh các vấn đề nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Nhất là các đợt tiêu chảy cấp nếu không sớm kiểm soát sẽ rất dễ chuyển sang mạn tính.

Cần có chế độ ăn thích hợp đối với những bệnh nhân bị tiêu chảy

Bệnh nhân bị tiêu chảy nên và không nên ăn những loại thực phẩm nào?

Bệnh tiêu chảy nếu khắc phục đúng cách thì thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh nhân nên và không nên ăn những loại thực phẩm như sau:

Người mắc bệnh tiêu chảy nên ăn gì?

Chuối: Có đặc tính mềm, dễ tiêu hóa nên làm dịu bao tử ngay lập tức. Ngoài ra chuối còn có lượng kali lớn, giúp cơ thể bổ sung các chất điện giải cơ thể đang cần. Đặc biệt là với trẻ nhỏ. Trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh. Chuối chính là thực phẩm phù hợp với trẻ nhất, vừa dễ ăn, vị ngon lại vừa dễ tiêu hóa.

Táo: Lượng chất xơ trong táo là chất xơ hòa tan pectin rất dễ tiêu hóa. Hơn nữa, táo còn giúp cơ thể bổ sung đường tự nhiên ngay lập tức. Dùng 2-3 quả táo mỗi ngày sẽ làm giảm tình trạng tiêu chảy.

Việt quất: Có nhiều công dụng hữu ích với dạ dày và đường ruột vì chứa hàm lượng lớn chất anthocynide đảm nhiệm vai trò như chất chống oxy hóa. Loại chất này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại và làm giảm tình trạng viêm nơi dạ dày. Hơn nữa, quả việt quất còn có đặc tính làm se, giúp kết dính và giảm bài tiết các chất lỏng, từ đó tình trạng tiêu chảy cũng sẽ được giảm dần.

Tinh bột: Những thực phẩm giàu tinh bột như gạo trắng, khoai lang có hàm lượng chất xơ thấp vì vậy hệ tiêu hóa không phải hoạt động quá nhiều. Vì thế khi bị tiêu chảy nên ăn nhiều tinh bột để điều hòa lại cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, gạo nâu lại là loại gạo có nhiều chất xơ. Bạn cần đặt biệt lưu ý tránh dùng loại gạo này cho người bị tiêu chảy.

Bánh mì nướng: Tinh bột trong bánh mì nướng đủ bổ sung năng lượng cho cơ thể, đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày.

Thịt gà: Cơ thể người bệnh khi bị tiêu chảy không chỉ bị mất nước mà còn mất nhiều protein và dưỡng chất. Theo nhiều nghiên cứu, thịt gà là loại thực phẩm bổ dưỡng do giàu protein, sắt, kẽm, selen và các vitamin nhóm A, B, C, E. Do đó, việc chế biến thịt gà thành các món ăn như: gà hấp, cháo gà… sẽ giúp người bệnh dễ phục hồi sức khỏe.

Lưu ý: Với các món gà rán dùng nhiều dầu ăn sẽ không được khuyến khích trong khẩu phần ăn của người bệnh, do chúng chứa hàm lượng chất béo nhiều sẽ khiến dạ dày người bệnh càng thêm khó tiêu.

Sữa chua: Trong sữa chua thường có các lợi khuẩn probiotic nên giúp bao tử dễ chịu, tiêu diệt vi khuẩn xấu. Tuy nhiên, những người bệnh tiêu chảy nặng cần lưu ý về việc sử dụng sữa chua theo chỉ định bác sĩ.

Nước: Người bị tiêu chảy ít nhiều sẽ gặp tình trạng mất nước. Nếu mất nước kéo dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt. Bạn cũng cần chú ý sử dụng nước lọc để hợp vệ sinh. Ngoài ra người bệnh cũng có thể dùng thêm nước chanh và nước trái cây pha loãng – những loại nước có chứa natri và kali bổ sung khoáng chất và chất điện giải cho cơ thể người bị tiêu chảy.

Trà: Một vài loại trà cũng được các bác sĩ khuyên dùng cho bệnh nhân tiêu chảy như trà vỏ cam, trà hoa cúc. Với trà hoa cúc, hàm lượng ta – nanh có trong trà sẽ làm giảm co thắt ruột, điều trị tốt tiêu chảy, viêm đường ruột. Trà vỏ cam cũng được cho là có tác dụng làm sạch khuẩn trong dạ dày, thích hợp cho người bị tiêu chảy.

Thực phẩm cần nấu kỹ, mềm, loãng hơn bình thường và ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm. Nếu phải dùng những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi dùng. Ngoài ra cần bổ sung thêm các loại quả chín hoặc nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ…để tăng lượng kali cần thiết cho cơ thể.

Lưu ý: Bệnh nhân bị tiêu chảy nên tránh ăn tinh bột nguyên hạt như ngô, đỗ vì khó tiêu hóa. Không dùng các loại thực phẩm chứa nhiều đường vì sẽ làm cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Không dùng các loại nước giải khát công nghiệp vì chúng có thể làm bệnh tiêu chảy nặng thêm.

Người bị bệnh tiêu chảy không nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn bệnh nhân cần tránh những đồ ăn sau:

  • Người bị tiêu chảy nên tránh các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh như bánh mì trắng, bánh rán, xúc xích…
  • Ngoại trừ sữa chua, thì người bị tiêu chảy cần hạn chế sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa vì chúng có thể làm bệnh tiêu chảy nặng hơn hoặc sinh khí, đầy hơi.
  • Những loại trái cây hoặc rau quả có thể sinh khí nên loại bỏ khỏi thực đơn như cải bông xanh, ớt, đậu, đậu Hà Lan, quả mọng, mận, đậu xanh, rau lá xanh, và ngô.
  • Ngoài ra, cũng không nên uống cà phê, rượu và đồ uống có ga vì không tốt cho quá trình hồi phục của cơ thể.

Hi vọng bài viết trên đã giúp mọi người nắm được những thông tin bị tiêu chảy nên và không nên ăn gì, để có thể tự điều trị tại nhà tình trạng này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *