Bệnh Whitmore: Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh Whitmore (Vi khuẩn ăn thịt người)

Bệnh Whitmore tiến triển nhanh và dẫn đến tử vong cao hiện đang có nguy cơ bùng phát tại Việt Nam. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh Whitmore và phòng tránh là gì?

Bệnh Whitmore: Dấu hiệu và cách điều trịBệnh Whitmore: Dấu hiệu và cách điều trị

Theo thông tin từ tin tức Y Dược Pasteur cho biết, từ đầu năm đến nay có hơn 20 trường hợp mắc bệnh Whitmore (hay còn gọi là bệnh Melioidosis). Riêng tháng 8 có 12 ca nặng, trong đó 4 ca tử vong.

Bệnh Whitmore là gì thưa bác sĩ?

Theo Bác sĩ Nguyễn Anh Tú (Bác sĩ đa khoa – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur CS TP.HCM), bệnh Whitmore do vi khuẩn cùng tên Whitmore gây nên, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính vô cùng nguy hiểm. Đây là loại vi khuẩn âm, thường sống trong những môi trường ẩm ướt, có sức đề kháng rất tốt.

Đặc biệt, vi khuẩn Whitmore có khả năng kháng lại đa số các loại thuốc kháng sinh hiện nay. Vì vậy, nếu mắc bệnh Whitmore việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thường phải mất nhiều thời gian và dùng kháng sinh liều cao mới có hiệu quả.

Bệnh Whitmore lây lan qua con đường nào?

Đối tượng dễ mắc bệnh Whitmore bao gồm: Trẻ nhỏ, người già, người có sức đề kháng yếu, bệnh nhân tiểu đường, viêm phổi, nghiện ma túy, nghiện rượu.

Theo y học lâm sàng, ngày nay bệnh Whitmore đang quay trở lại và bùng phát nhiều nơi trên toàn quốc, trong đó chủ yếu tập trung khu vực giáp với miền Bắc của Thái Lan. Vậy bệnh Whitmore lây lan theo con đường nào?

Bệnh Whitmore lây chủ yếu qua các con đường sau:

Bệnh Whitmore là gì Bệnh Whitmore là gì?

  • Vi khuẩn Whitmore xâm nhập vào cơ thể qua vết xước ngoài da, vết thương hở do tai nạn.
  • Vi khuẩn Whitmore lây lan qua đường hô hấp: Từ khí bụi,hơi nước có nhiễm vi khuẩn Whitmore.

Bệnh Whitmore có thể lây lan qua nhiều con đường, trong đó chủ yếu là: vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở, xây xước hoạt do tai nạn. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây lan qua con đường hô hấp, từ khí bụi, hơi nước có vi khuẩn Whitmore.

Bệnh Whitmorebệnh nội khoa truyền nhiễm, xuất hiện chủ yếu tại vùng nhiệt đới, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á, phổ biến nhất là Thái Lan, Malaysia, Singapore và bắc Australia.

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh Whitmore là gì?

Bác sĩ Tú (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Sài Gòn) cho biết, Bệnh Whitmore thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa ẩm. Thời gian ủ bệnh Whitmore trong khoảng 21 ngày, trung bình 9 ngày nhưng cũng có trường hợp chỉ vài giờ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này bệnh nhân thường không có triệu chứng.

Theo các chuyên gia y tế tại Trường CĐ Y Dược Pasteur HCM, sau khi bị vi khuẩn xâm nhập, thường sau 2-4 tuần các triệu chứng bệnh Whitmore bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, một vài biểu hiện bệnh Whitmore của bệnh rất mơ hồ, chẩn đoán rất khó nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác như lao, các bệnh về phổi, nhiễm khuẩn huyết…

Dấu hiệu triệu chứng của bệnh Whitmore là gì?Dấu hiệu triệu chứng của bệnh Whitmore là gì?

  • Nhiễm trùng cục bộ: Bệnh nhân sẽ đau hoặc sưng cục bộ, sốt, loét, áp xe tại vị trí nhiễm trùng
  • Nhiễm trùng phổi: Sốt cao, đau đầu, đau ngực kèm ho, chán ăn…
  • Nhiễm trùng máu: Sốt, đau đầu, suy hô hấp, đau khớp, khó chịu ở bụng
  • Nhiễm trùng lan tỏa: Sốt, giảm cân, đau dạ dày hoặc ngực, đau cơ hoặc khớp, đau đầu, co giật hoặc có các cơn động kinh.

Phương pháp, phác đồ điều trị bệnh Whitmore

Phụ thuộc vào các loại nhiễm trùng khác nhau, các y sĩ/bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định sử dụng thuốc thích hợp để điều trị bệnh Whitmore phù hợp nhất.

Thông thường, điều trị bệnh Whitmore chia làm 2 đợt:

Đợt 1: tấn công bằng kháng sinh liều cao (thường truyền tĩnh mạch) trong 10-14 ngày.

Đợt 2: dùng kháng sinh đường uống duy trì trong 3-6 tháng kế tiếp.

Hiện trong y khoa đang sử dụng 2 loại kháng sinh truyền tĩnh mạch điều trị Whitmore là Ceftazidime, dùng 6-8 giờ hoặc Meropenem dùng 8 giờ.

Tuy nhiên theo BS Anh, bệnh Whitmore là một căn bệnh rất nguy hiểm hiện chưa có vacxin phòng bệnh vì vậy điều cần thiết nhất mà chúng ta nên làm chính là phòng bệnh Whitmore.

Phòng ngừa bệnh Whitmore như thế nào?

  • Sử dụng phương tiện bảo hộ lao động khi làm các công việc tiếp xúc với đất và nước
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ đặc biệt là bàn tay và chân, nếu dính đất bẩn phải rửa sạch bằng xà phòng.
  • Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh tự điều trị bệnh Whitmore.

Nguồn: ysidakhoa.net –  Trường Cao đẳng Y dược Pasteur

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *