Các phương pháp chuẩn đoán hình ảnh vỡ tạng rỗng trong chấn thương bụng

Các phương pháp chuẩn đoán hình ảnh vỡ tạng rỗng trong chấn thương bụng

Cận lâm sàng trong chấn thương bụng nói chung và chấn thương bụng kín nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chẩn đoán và cấp cứu bệnh nhân.

Các phương pháp chuẩn đoán hình ảnh vỡ tạng rỗng trong chấn thương bụng

Các phương pháp chuẩn đoán hình ảnh vỡ tạng rỗng trong chấn thương bụng

Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, khám bụng là thăm khám quan trọng nhất không thể thiếu được trong chẩn đoán chấn thương bụng kín. Khi thăm khám, theo trình tự kinh điển nhìn, sờ nắn, gõ, nghe các biểu hiện thu được. Ngoài ra các Bác sĩ sẽ sử dụng thêm các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác bệnh, dưới đây là một số xét nghiệm cận lâm sàng mà bệnh nhân có thể cần phải thực hiện.

Các phương pháp chuẩn đoán hình ảnh trong chấn thương bụng

Xét nghiệm máu

Cô Nguyễn Thị Yến giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm Y học Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, xét nghiệm máu là thăm dò cận lâm sàng sớm nhất để đánh giá được mức độ mất máu cũng như tình trạng nhiễm khuẩn ổ bụng của bệnh nhân.

X quangngoai

Chụp X quang không chuẩn bị có thể thấy một số hình ảnh điển hình như:

  • Hình ảnh liềm hơi dưới hoành: liềm hơi có thể một bên hoặc hai bên.
  • Hình ảnh vỡ cơ hoành: mất đường cong liên tục của vòm hoành

Chụp X quang có cản quang:

  • Theo đường uống: ít dùng trong cấp cứu
  • Theo đường bơm ngược dòng: Thường sử dụng nhất là chụp bàng quang ngược dòng để chẩn đoán vỡ bàng quang. Hình ảnh thu được là hình thoát thuốc cản quang vào ổ bụng (vỡ bàng quang trong phúc mạc) hoặc ra tổ chức xung quanh (vỡ bàng quang ngoài phúc mạc).
  • Theo đường tĩnh mạch: để dánh giá tổn thương thận.
  • Theo đường động mạch: khi có nghi ngờ tổn thương mạch
  • Qua đường nội soi: Còn gọi là chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi. Chỉ định khi nghi ngờ có tổn thương đường mật hoặc ống tụy, hơn nữa có thể điều trị tổn thương bằng đặt stent qua chỗ vỡ đứt đường mật, ống tụy…
  • Siêu âm: Siêu âm có thể thực hiện tại phòng cấp cứu bằng máy cầm tay và được thực hiện bởi các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh hoặc các phẫu thuật viên. Phát hiện dịch ổ bụng: Dịch ổ bụng thường là dịch máu, dịch tiêu hóa, nước tiểu, dịch mật tụy từ các tạng bị tổn thương.

Chụp X quang có cản quang

Chụp X quang có cản quang

Chụp cắt lớp vi tính: Chụp CLVT còn có thể khảo sát được nhiều cơ quan khác trong một lần chụp: sọ não, lồng ngực, cột sống…điều hết sức quan trọng đối với BN đa chấn thương.

Cộng hưởng từ: Cho hình ảnh rõ nét, trên nhiều bình diện.

Thăm dò có can thiệp

Chọc rửa ổ bụng(CROB):CROB với khả năng phát hiện sự có mặt dịch ổ bụng bất thường (máu, dịch tiêu hóa, dịch viêm…) rất nhạy, chính xác, rẻ tiền, dễ thực hiện đã đóng góp rất lớn cho chẩn đoán CTBK, giảm số mở bụng thăm dò, giảm số mổ muộn.

Mổ thăm dò: Người ta cố gắng giảm tối đa tỷ lệ mở bụng thăm dò trong các bệnh lý Ngoại Khoa đồng thời cũng không được làm tăng tỷ lệ mổ muộn, sót tổn thương. Một biện pháp kỹ thuật thăm dò sang chấn tối thiểu nhưng quan sát trực tiếp tổn thương giúp hạn chế tỷ lệ mở bụng thăm dò, tỷ lệ mổ muộn đang được sử dụng rộng rãi đó là NSOB.

Nội soi ổ bụng chẩn đoán: NSOB chẩn đoán là một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu chẩn đoán các bệnh lý trong ổ bụng, nó cho phép thấy các tạng trong ổ bụng, thuận tiện làm sinh thiết, lấy mẫu bệnh phẩm nuôi cấy hoặc hút dịch. Nội soi chẩn đoán không chỉ dừng ở chẩn đoán mà còn có khả năng thực hiện điều trị sửa chữa tổn thương.

Nguồn: Tổng hợp

Thanh Mai – ysidakhoa.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *