Bệnh học nội khoa: Chẩn đoán U tuyến Yên

CHẨN ĐOÁN U TUYẾN YÊN

Ngày nay khoa học vẫn chưa tìm hiểu được chính xác cơ chế bệnh sinh hình thành nên u tuyến yên. U tuyến yên có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu gặp ở người già nhiều hơn người trẻ tuổi.

Bs Anh Tú (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cho biết, bệnh u tuyến yên là khái niệm chỉ một khối tân sinh bất thường, không đồng bộ có nguồn gốc từ tuyến yên – một tuyến nội tiết quan trọng nằm trong não, có chức năng điều hòa hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác của cơ thể.

Nguyên nhân gây U tuyến Yên

Ngày nay khoa học vẫn chưa tìm hiểu được chính xác cơ chế bệnh sinh hình thành nên u tuyến yên. Về mặt giải phẫu, tuyến yêu là một khối hình hạt đậu nhỏ nằm sau mũi, giữa hai tai, ở đáy não. Kích thước tuyến khá nhỏ nhưng chức năng tuyến đóng vai trò cực kỳ quan trọng, chi phối hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết và ảnh hưởng gần như tất cả các phần của cơ thể. Bác sĩ Tú chia sẻ, các hormone tuyến yên có vai trò điều chỉnh chức phận và không thể thay thế, chẳng hạn điều hòa sự tăng trưởng, sinh sản.

Trong thực tế ghi nhận một số trường hợp u tuyến yên có tính chất gia truyền, nhưng chưa phát hiện được yếu tố di truyền rõ ràng nào liên quan. Theo các y sĩ đa khoa hệ trung cấp thì các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu và hi vọng tìm ra yếu tố di truyền quyết định sự hình thành khối u tuyến yên.

Nguyên nhân gây U tuyến Yên là gì?

Nguyên nhân gây U tuyến Yên

Yếu tố nguy cơ nào hình thành bệnh

U tuyến yên có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu gặp ở người già nhiều hơn người trẻ tuổi. Đặc biệt nguy cơ u tuyến yên gia tăng ở nhóm người có tiền sử các vấn đề di truyền, các bệnh lý nội tiết, MEN I,… Trong đó, MEN I có thể làm xuất hiện nhiều khối u ở nhiều tuyến nội tiết khác nhau trên khắp cơ thể. Các xét nghiệm di truyền học hiện đã có sẵn cho các rối loạn di truyền này.

Kiểm tra và chẩn đoán bệnh U tuyến Yên

Việc chẩn đoán u tuyến yên dựa trên triệu chứng lâm sàng gợi ý và chủ yếu là dựa vào kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: Dựa vào nồng độ các loại hormone trong máu và nước tiểu để xác định có sự thừa hoặc thiếu hormone tương ứng.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng sọ não thường được chỉ định nhằm đánh giá vị trí và kích thước của khối u tuyến yên nếu có và các bất thường khác.
  • Đo thị lực: U tuyến yên có khả năng chèn ép và gây suy giảm thị lực hoặc tầm nhìn ngoại vi. Đo thị lực sẽ giúp xác định bệnh nhân có gặp vấn đề này hoặc không.

Ngoài các xét nghiệm kể trên, tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể đề xuất các xét nghiệm nội tiết hoặc xét nghiệm mở rộng khác.

Biến chứng của u tuyến yên

Mặc dù u tuyến yên là bệnh nội khoa thường lành tính và không lan rộng. Tuy nhiên chúng cũng có khả năng gây ra nhiều biến chứng khác nhau, bao gồm:

Nguyên nhân gây U tuyến YênHình ảnh U tuyến Yên trên phim CT cắt lớp (nguồn ảnh: Vtc14)

  • Giảm thị lực – mất tầm nhìn: U tuyến yên chèn ép thần kinh thị giác bên dưới và có thể ảnh hưởng thị lực tùy mức độ. Tình huống nhẹ gây ra nhìn mờ, tầm nhìn giảm ; nặng hơn thậm chí có thể gây ra mù lòa.
  • Thiếu hụt hormone: Một số khối u tuyến yên hoặc các trường hợp cắt bỏ u tuyến yên có thẻ gây ra thiếu hụt các loại hormone và cần bổ sung bằng thuốc nội tiết tố tương ứng.
  • Chảy máu khối u đột ngột: Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng. Chảy máu khối u thường đi kèm đau đầu dữ dội, vấn đề tầm nhìn, triệu chứng suy tuyến yên. Khi xác định bệnh nhân có chảy máu khối u thì cần điều trị cấp cứu với corticosteroid hoặc phẫu thuật can thiệp.
  • Bệnh đái tháo nhạt: Đây là biến chứng xảy ra trong các trường hợp u tuyến yên lớn hoặc biến chứng do điều trị u tuyến yên. Đái tháo nhạt khác với đái tháo đường. Nguyên nhân gây bệnh là do vasopressin tuyến yên bị thiếu hụt gây mất kiểm soát nồng độ của nước tiểu ở thận. Bệnh đái tháo nhạt khiến lượng nước tiểu tạo ra quá nhiều, gây mất nước nghiêm trọng cho cơ thể.

Chia sẻ thông tin y tế về nguyên nhân, triệu chứng, phòng bệnh và điều trị U tuyến yên bơi Bác sĩ Nguyễn Anh Tú – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Nguồn: Y sĩ, Bác sĩ đa khoa 2019  – Nguyễn Anh Tú (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur)



Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

CƠ SỞ YÊN BÁI:
-Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái – ĐT: 0996 296 296 – 02166 296 296


CƠ SỞ TẠI HÀ NỘI :
-Số 6/212 Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế, Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 099 621 22 12 – 088 621 22 12

-Phòng đào tạo (P506) Tầng 5 – “NHÀ 2” – Số 49 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
ĐT: 02485 895 895 – 0948 895 895

-Phòng tuyển sinh Số 115 – Nhà N1 – Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội
ĐT: 024.66 895 895 – 0926 895 895


HỆ THỐNG CƠ SỞ TUYỂN SINH & ĐÀO TẠO TP HỒ CHÍ MINH
-CƠ SỞ QUẬN BÌNH THẠNH: Số 37/3 Ngô Tất Tố – Quận Bình Thạnh – TP Hồ Chí Minh
ĐT: 028 6295 6295 – 09 6295 6295

-CƠ SỞ QUẬN TÂN PHÚ: Số 73 Văn Cao – P. Phú Thọ Hòa – Q. Tân Phú – TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0996 303 303 – 0886 303 303

-CƠ SỞ QUẬN 2: 232 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, Quận 2, TPHCM
ĐT: 0869.156.156 – 0996.156.156

-CƠ SỞ QUẬN 9: Số 288 Đỗ Xuân Hợp – P. Phước Long A – Q. 9 – TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0996 355 355 – 0886 355 355

-CƠ SỞ QUẬN 6: Số 189 Kinh Dương Vương – P. 12 – Quận 6 – TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0869 189 199 – 0996 189 199

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *