Chia sẻ những triệu chứng và nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận

Sỏi thận bệnh lý thường gặp ở đường tiết niệu, vậy những triệu chứng và nguyên nhân gây nên bệnh lý này? Hãy cùng đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn về bệnh sỏi thận nhé.

Nguyên nhân và triệu chứng gây nên bệnh sỏi thận

Sỏi thận và những triệu chứng để nhận biết sỏi thận như thế nào?

Theo thông tin từ chuyên trang Tin tức Y dược, sỏi thận là những cặn lắng tích tụ và hình thành nhiều năm ở bên trong thận hoặc một số cơ qua của hệ tiết niệu.

Sỏi hình thành sẽ có khoảng thời gian dài từ vài tháng đến vài năm tùy thuộc vào kích thước của sỏi, người bệnh mắc phải sỏi thận sẽ thường gặp những biểu hiện như sau:

  • Bước đầu của triệu chứng mắc sỏi thận đó là người bệnh cảm thấy đau ở lưng và mạn sườn dưới.
  • Người mắc bệnh sỏi thận khi đi tiểu tiện sẽ có cảm giác đau quặn.
  • Ở người mắc bệnh sỏi thận sẽ gặp phải tình trạng tiêu dắt, tiểu ra máu và đi tiểu són.
  • Khi mắc bệnh lý sỏi thận thì người bệnh thường có triệu chứng nôn và cảm giác buồn nôn.
  • Người mắc bệnh sỏi thận sẽ gặp các triệu chứng thường hay sốt và lúc nào cũng có cảm giác ớn lạnh.

Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến sỏi thận

Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến mắc bệnh sỏi thận chủ yếu được các Bác sĩ Anh Tú giảng viên dạy hệ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ, cụ thể:

Uống ít nước cũng là nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận

Tất cả cơ thể vận động nói chung và thận hoạt động đều cần có chất vận chuyển chủ yếu là nước. Vậy nên, một khi cơ thể thiếu nước, thận sẽ không tự lọc và đào thải được các chất thể cặn bã ra ngoài. Bạn có thể nhận biết màu nước tiểu có màu đậm đặc, sẫm hơn đó là tình trạng cơ thể thiếu nước. Chính vì các điều này sẽ tạo điều kiện cho các chất khoáng kết tinh lại và dẫn đến mắc bênh sỏi thận.

Nhịn hay bí tiểu thường xuyên nguyên nhân gây nên sỏi thận

Một số người khi có thói quen nhịn tiểu thường xuyên sẽ khiến các chất khoáng cặn bã không đào thải được ra ngoài mà sẽ bị lặng đọng lại, từ đó tạo cơ sở cho việc hình thành những viên sỏi.

Sử dụng thuốc không thận trọng gây nên sỏi thận

Quá trình sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn bác sĩ chuyên môn cũng như lạm dụng thuốc kháng sinh cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hình hình bệnh sỏi thận. Đặc biệt khi người bệnh lạm dụng một số kháng sinh như Penicillin, Cephalosporin… một khoảng thời gian kéo dài sẽ tạo tiền đề cho một số tác nhân gây hại đến thận, từ đõ ảnh hưởng đến hoạt động của thận bị trì trệ và tạo thành những viên sỏi thận.

Ăn uống đồ dầu mỡ nhiều nguyên nhân gây nên sỏi thận

Chế độ ăn hàng ngày không phù hợp gây nên bệnh sỏi thận

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống hàng ngay cũng rất quan trọng nếu người bệnh ăn uống không hợp lý như ăn mặn, đồ nhiều dầu mỡ là nguyên nhân chủ yếu khác làm tăng thể tích tuần hoàn của người bệnh dẫn đến bệnh lý sỏi thận.  Đồng thời các chất khoáng lọc qua thận sẽ không triệt để, khiến cho các khoáng chất bị tích trữ tại thận làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

Mất ngủ kéo dài một tình trạng gây nên bệnh sỏi thận

Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài xảy ra thường xuyên sẽ khiến cho mô thận không có khả năng tự tái tạo tổn thương. Ngoài ra tình trạng mất ngủ cũng khiến các hoạt động chuyển hóa và trao đổi chất bị rối loạn, lâu ngày sẽ gây nên bệnh sỏi thận.

Không dùng bữa sáng thường xuyên gây nên bệnh sỏi thận

Nếu thường xuyên nhịn ăn bữa sáng sẽ khiến cho bạn mắc bệnh sỏi mật và sỏi thận cùng một lúc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Bởi vì, dịch mật đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn và hoạt động này diễn ra tích cực nhất vào buổi sáng. Nếu nhịn ăn bữa sáng thường xuyên sẽ làm cho lượng dịch mật bị tích tụ trong túi mật và đường ruột lâu ngày sẽ hình thành tinh thể sỏi mật và sỏi thận.

Qua bài biết chia sẻ về triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận trên sẽ giúp ích cho người bệnh hiểu hơn và cải thiện được tình trạng sỏi thận. Tuy nhiên, thông tin chia sẻ trên không thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của Bác sĩ, Dược sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược cũng như chẩn đoán hay phương pháp điều trị Y khoa. Vậy nên, theo dõi tình trạng bệnh có vẫn đề gì bận nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ có chuyên môn. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe.

Nguồn: ysidakhoa.net Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *