Xơ gan mất bù là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan. Lúc này, tình trạng người bệnh đã rất nghiêm trọng do gan không thực hiện được chức năng giải độc và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Xơ gan mất bù là bệnh gì?
Xơ gan mất bù còn có tên là xơ gan cổ trướng, là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan. Khi người bệnh mắc xơ gan do hậu quả của việc bị các tác nhân gây hại cho gan tấn công trong thời gian dài khiến các tế bào gan bị tổn thương, chết dần hình thành các mô sẹo, không phục hồi được làm gan chai cứng dẫn đến không thực hiện được những chức năng bình thường của gan. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh xơ gan và thường sẽ phát triển qua 2 giai đoạn gồm xơ gan còn bù và xơ gan mất bù. Người bệnh sẽ có triệu chứng khác nhau ở mỗi giai đoạn mắc bệnh, trong đó xơ gan mất bù hay còn gọi là xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của xơ gan. Trong giai đoạn này, tình trạng người bệnh đã rất nghiêm trọng, diễn tiến theo chiều hướng xấu do gan không thực hiện được chức năng giải độc, khiến cơ thể bị nhiễm độc gây nguy hiểm rất lớn đến tính mạng của người bệnh.
Y sĩ đa khoa cho biết cơ chế gây bệnh của xơ gan cổ trướng là do tăng áp tĩnh mạch cửa, bên cạnh đó còn do các yếu tố khác như giảm áp lực keo, giảm sức bền thành mạch, yếu tố giữ muối và nước.
Nguyên nhân gây bệnh xơ gan mất bù
Nguyên nhân gây bệnh xơ gan cổ trướng phổ biến nhất là do xơ gan. Việc lạm dụng quá nhiều bia rượu là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây xơ gan.
Các loại ung thư khác nhau cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Xơ gan cổ trướng do ung thư thường gặp với ung thư tiến triển hoặc tái phát, bên cạnh đó xơ gan cổ trướng còn là triệu chứng của một số bệnh khác như bệnh tim, lọc máu, mức protein thấp và nhiễm trùng.
Triệu chứng thường gặp của bệnh xơ gan mất bù
Xơ gan cổ trướng với biểu hiện đặc trưng là cảm giác no, bụng phình to và tăng cân nhanh. Các triệu chứng khác có thể gặp phải bao gồm:
- Khó thở
- Buồn nôn
- Phù ở chân và mắt cá chân
- Khó tiêu
- Nôn
- Chứng ợ nóng (Heartburn)
- Ăn mất ngon
- Sốt
- Thoát vị
Điều trị bệnh xơ gan mất bù?
Bác sĩ có thể kê thuốc lợi tiểu nhằm loại bỏ chất lỏng ra khỏi cơ thể của người bệnh.
Cắt giảm lượng muối và hạn chế các chất thay thế muối có chứa kali do một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị cổ trướng có thể khiến nồng độ kali trong máu tăng lên.
Giảm lượng nước uống.
Ngừng uống rượu.
Trong một số trường hợp nếu người bệnh khó thở hoặc thuốc lợi tiểu không đạt hiệu quả, bác sĩ có thể áp dụng kỹ thuật chọc hút dịch cổ trướng để loại bỏ chất lỏng trong ổ bụng của người bệnh, giúp bệnh nhân tránh được biến chứng suy gan.
Trường hợp các biện pháp điều trị kể trên không hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp TIPS tạo shunt cửa – chủ trong gan qua tĩnh mạch cảnh trong phải.
Ở người bệnh xơ gan giai đoạn cuối, triệu chứng phù hai chân ngày càng nghiêm trọng do chức năng tổng hợp protein giảm dẫn đến lượng protein máu giảm, khiến lượng nước thoát ra ngoài tế bào gây phù, đi lại nặng nề, người bệnh ăn uống kém. Do đó, người bệnh nên nằm kê chân cao hơn so với tim vì ở tư thế này sẽ góp phần cải thiện tình trạng phù và hàng ngày cần vệ sinh mũi miệng sạch sẽ, đặc biệt là khi có chảy máu cam, chảy máu chân răng, để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng răng, miệng và tạo cho người bệnh cảm giác ngon miệng. Bên cạnh đó, người bệnh cần được nghỉ ngơi ở nơi có không gian thoáng mát, yên tĩnh, hạn chế người ra vào thăm hỏi nhiều
Phòng ngừa bệnh xơ gan mất bù?
Theo chia sẻ từ bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thực hiện các biện pháp dưới đây để chăm sóc gan, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh xơ gan:
Không uống rượu nếu bị xơ gan. Nếu bị bệnh gan, không nên uống nhiều bia rượu.
Xây dựng độ ăn uống lành mạnh: chế độ ăn uống nên ưu tiên thực vật có đầy đủ các loại trái cây và rau quả, lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc. Giảm lượng chất béo và thực phẩm chiên rán cũng là điều hết sức cần thiết.
Duy trì cân nặng ổn định vì lượng mỡ thừa trong cơ thể có thể làm hỏng gan. Tham khảo ý kiến bác sĩ về kế hoạch giảm cân nếu người bệnh bị béo phì hoặc thừa cân.
Việc dùng chung kim tiêm và quan hệ tình dục không an toàn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan B và C. Nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiêm phòng viêm gan.
Tránh ăn thức ăn tái, sống, nên ăn chín uống sôi để không bị nhiễm ký sinh trùng.
Sử dụng thực phẩm vệ sinh, đảm bảo an toàn để phòng ngừa nhiễm hóa chất, phẩm màu độc hại gây tổn hại gan.
Không dùng thuốc có nguy cơ làm ảnh hưởng gan.
Nếu cảm thấy có nguy cơ mắc bệnh xơ gan, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những cách có thể làm giảm nguy cơ.