Cùng tìm hiểu về đời sống của Ký sinh trùng sốt rét

Ký sinh trùng sốt rét

Ký sinh trùng sốt rét có danh pháp khoa học là Plasmodium, nó được coi là một chi của ký sinh trùng đơn bào thuộc lớp bào tử, chúng ký sinh bắt buộc trên cơ thể sinh vật để tồn tại và phát triển.

Ký sinh trùng sốt rét

Plasmodium được Ettore Marchiafava và Angelo Celli miêu tả năm 1885. Hiện tại người ta biết trên 200 loài của chi này và các loài mới vẫn tiếp tục được miêu tả. Trong số trên 200 loài đã biết của chi Plasmodium thì ít nhất 11 loài ký sinh trên người để gây bệnh.

Giai đoạn sinh sản vô tính trong cơ thể người

Theo Y học lâm sàng Muỗi Anopheles có thoa trùng đốt người, thoa trùng từ tuyến nước bọt muỗi vào máu ngoại biên của người. Thoa trùng chủ động tìm đường xâm nhập vào gan. Thoa trùng không tồn tại lâu ở trong máu vì máu không phải là môi trường thích hợp cho thoa trùng tồn tại và phát triển. Thời gian thoa trùng ở trong máu chỉ trong vòng từ nửa giờ tới 1 giờ hoặc ít hơn.

Ở gan, thoa trùng xâm nhập vào tế bào gan, đây là vị trí ký sinh thích hợp của thoa trùng. Thoa trùng lấn át tế bào gan và đẩy dần nhân tế bào gan về một phía. Thoa trùng phân chia nhân và phân chia nguyên sinh chất, quá trình này cũng sản sinh ra những sắc tố trong tế bào. Nhân phân tán vào nguyên sinh chất, xung quanh nhân có những mảnh nguyên sinh chất và tạo thành những mảnh phân liệt. Số lượng những mảnh phân liệt rất lớn, khác hẳn với số lượng những mảnh phân liệt ở hồng cầu. Khi ký sinh trùng đã phân chia thành nhiều mảnh trong tế bào gan, tế bào gan bị vỡ ra, giải phóng những ký sinh trùng mới. Đó là giai đoạn phát triển của nhiều thoa trùng.

Giai đoạn sinh sản vô tính trong cơ thể người

Giai đoạn sinh sản vô tính trong cơ thể người

Nhưng có một số thoa trùng, nhất là P.vivax, P.malariaeP.ovale khi xâm nhập vào tế bào gan chưa phát triển ngay mà tạo thành các “thể ngủ – Hypnozoites”. Thể ngủ có thể tồn tại lâu dài trong gan, với những điều kiện thích hợp nào đó thể ngủ có thể phát triển, sinh sản và gây bệnh. Vì vậy, thời gian ủ bệnh có thể lâu dài, gây tái phát xa hoặc rất xa.

Giai đoạn sinh sản hữu tính trên muỗi

Mục sinh lý bệnh chia sẻ thêm, các loại muỗi Anopheles truyền bệnh hút máu người có giao bào, những giao bào này vào muỗi và sinh sản hữu tính. Giao bào vào dạ dày của muỗi, 1 giao bào cái sẽ phát triển thành 1 giao tử cái. Giao bào đực có hiện tượng sinh roi, kéo dài nguyên sinh chất, phân chia nhân để tạo thành nhiều giao tử đực. Số lượng roi từ 1 – 6 tuỳ từng loại. Giao tử đực và giao tử cái hoà hợp tạo thành trứng, trứng này di động chui qua thành dạ dày của muỗi, phát triển trên mặt ngoài của dạ dày, tròn lại và to dần lên phát triển thành nhiều thoa trùng ở bên trong. Cuối cùng, thoa trùng được giải phóng và về tuyến nước bọt của muỗi, khi muỗi đốt sẽ xâm nhập vào cơ thể. Vào những năm từ 1960 đến 1963, Garnham và những người cộng tác đã dùng kính hiển vi điện tử nghiên cứu thoa trùng và những dạng hoạt động khác của ký sinh trùng. Với thoa trùng thấy cơ thể đối xứng chia đôi, có thể tiết ra những men làm tiêu Protein, giúp cho thoa trùng xâm nhập vào tế bào chủ dễ dàng.

Theo Nguyễn Yến – Y sĩ đa khoa 2019

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *