Tiết túc y học là gì?
Tiết túc là những động vật đa bào, không có xương sống, chiếm đa số về số lượng, số loài trong giới động vật nói chung và động vật không xương sống nói riêng. Đặc điểm chung của tiết túc là chân có nhiều đốt/đoạn, nối với nhau bằng những khớp. Cơ thể tiết túc có cấu tạo đối xứng và bao bọc bởi vỏ cứng kitin.
- Cùng tìm hiểu về một số bệnh do nấm gây ra (Phần 1)
- Cùng tìm hiểu về một vài đặc điểm chung của Nấm ký sinh
- Hội chứng Brugada và những điều cần biết
Hình thể chung của tiết túc y học
Theo Y học Lâm sàng, xét về hình thể bên ngoài thì tiết túc được bao phủ toàn cơ thể là một lớp vỏ kitin, lớp vỏ này cứng nhưng không liên tục mà gián đoạn theo từng phần của cơ thể. Lớp vỏ kitin có tính chất đàn hồi, tuy nhiên mức độ đàn hồi hạn chế, nên khi phát triển đến mức độ trưởng thành nào đó sẽ xảy ra hiện tượng lột xác.
Ở thể trưởng thành, đa số tiết túc có cơ thể chia làm 3 phần là phần đầu gồm các bộ phận như mắt, xúc biện, râu và bộ phận miệng. Đối với lớp nhện, phần đầu chỉ mang những bộ phận giúp cho việc bám và lấy thức ăn của tiết túc nên gọi là đầu giả. Tiếp theo là ngực thường mang những bộ phận vận động như chân, cánh. Phần bụng chứa các cơ quan nội tạng gồm cơ quan tiêu hoá, bài tiết, sinh dục…Bụng gồm nhiều đốt và một số đốt cuối cùng trở thành bộ phận sinh dục ngoài.
Theo sinh lý bệnh thì hình thể bên trong thì có các giác quan gồm mắt, pan, ăng ten và bộ phận Haller. Mắt có thể là mắt đơn hoặc mắt kép, Pan làm nhiệm vụ tìm vật chủ, tìm vị trí hút máu và giữ thăng bằng cho cơ thể khi đậu, ăng ten làm nhiệm vụ định hướng…Cơ quan tiêu hoá chia làm 3 phần là ruột trước, ruột giữa và ruột sau. Ruột trước gồm miệng, hầu, thực quản, diều, tiền phòng. Ruột giữa là dạ dày. Ruột sau gồm ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn. Cơ quan tuần hoàn là một hệ mạch hở. Cơ quan thần kinh gồm những sợi thần kinh, hạch thần kinh. Cơ quan hô hấp là một hệ thống ống khí quản phân nhánh có dạng xoắn như lò xo. Cơ quan bài tiết tương đối hoàn chỉnh, có ống bài tiết ra ngoài. Tiết túc có con đực và con cái riêng biệt với cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái khác nhau. Con cái thường có túi chứa tinh, sau khi giao hợp, tinh trùng được chứa trong túi này để thụ tinh được nhiều lần.
Tiết túc y học
Chu kỳ phát triển của tiết túc
Đa số tiết túc đẻ trứng sau khi con đực và con cái giao hợp. Trứng sẽ nở thành ấu trùng. ấu trùng phát triển qua 2 giai đoạn là ấu trùng giai đoạn 1 gọi là thiếu trùng và ấu trùng giai đoạn 2 là thanh trùng. Ấu trùng giai đoạn 2 sẽ phát triển thành con trưởng thành. Chu kỳ của tiết túc có thể thực hiện trên vật chủ hoặc ở ngoại cảnh và phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ, môi trường sống, thức ăn…
Theo Nguyễn Yến – Y sĩ đa khoa 2019