Dấu hiệu ngón tay (chân) dùi trống trong bệnh học

DẤU HIỆU NGÓN TAY (CHÂN) DÙI TRỐNG

Ngón tay dùi trống là một dấu hiệu thường gặp trong các mặt bệnh của chương trình nội khoa của các bạn Y sĩ đa khoa. Vậy dấu hiệu ngón tay chân dùi trống có gì đặc biệt?

DẤU HIỆU NGÓN TAY (CHÂN) DÙI TRỐNG

Dấu hiệu ngón tay dùi trống

Mô tả dấu hiệu ngón tay (Chân) dùi trống

Sự phồng lên đặc trưng của đầu ngón tay và giường móng, thông thường có thể được mô tả qua các giai đoạn như sau:

  1. Mềm giường móng, tạo cảm giác xốp khi ấn lên móng.
  2. Mất góc bình thường giữa giường móng và nếp móng.
  3. Móng tay mọc lồi lên.
  4. Phần đầu ngón tay dày lên.
  5. Sự sáng bóng và xuất hiện nếp nhăn của móng và da.

Cơ chế hình thành ngón tay (Chân) dùi trống

Nhiều nhà khoa học và một số những giả thiết đã được đưa ra để cố gắng giải thích ngón tay (chân) dùi trống; tuy nhiên, cơ chế cho từng nguyên nhân vẫn chưa rõ ràng. Giải thích được chấp nhận nhiều nhất hiện nay liên quan đến tiểu cầu và yếu tố tăng trưởng từ tiểu cầu (PDGF).

Cơ chế hình thành ngón tay (Chân) dùi trống
Cơ chế hình thành ngón tay (Chân) dùi trống

Ví dụ điển hình, ở những người khỏe mạnh, mẫu tiểu cầu vỡ thành nhiều mảnh ở phổi và những mảnh này trở thành tiểu cầu. “Nếu sự vỡ mảnh này không xảy ra, toàn bộ mẫu tiểu cầu, có thể bám chặt vào những mạch máu nhỏ ở đầu chi. Một khi bị kẹt, chúng giải phóng PDGFs, nó kết tập nhiều tế bào và thúc đẩy sự tăng sinh của tế bào cơ và nguyên bào sợi. Sự tăng sinh tế bào này gây ra biểu hiện đặc trưng của ngón tay (chân) dùi trống” – Theo các chuyên gia Y tế tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Nguyên nhân gây ra dấu hiệu dùi trống ở ngón tay và chân

Ngón tay dùi trống có nhiều chẩn đoán phân biệt. Đa số ngón tay dùi trống xuất hiện ở cả hai bên. Ngón tay dùi trống xuất hiện một bên rất hiếm và có thể gặp ở bệnh nhân bị liệt nửa người hoặc mắc bệnh dò động – tĩnh mạch do lọc thận và dị dạng động tĩnh mạch trụ.

Một số nguyên nhân phổ biến nhất
Hệ Tim mạch
  •   Chứng giảm oxy, giảm oxy mạn
  •   Bệnh tim bẩm sinh có tím
  •   Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
  •   Viêm màng ngoài tim do vi khuẩn bán cấp
Hệ Hô hấp
  •   Ung thư phổi ( thường là ung thư tế bào không nhỏ)
  •   Bệnh phổi sưng mủ giai đoạnmãn tính:

+Giãn phế quản.

+Áp xe phổi.

+Viêm mủ màng phổi.

  •   Xơ hóa phổi tự phát
Kém phổ biến nhất
Hệ Hô hấp
  •   Xơ hóa phổi thùy Bệnh bụi phổi amiang.
  •   U trung biểu mô màng phổi (Loại u xơ lành tính) hoặc u xơ màng phổi
Hệ Tiêu hóa
  •  Xơ gan ( đặc biệt là xơ gan mật tiên phát – bệnh Hanot)
  •   Bệnh viêm ruột.
  •   Tiêu chảy mỡ (celliac)
  •   Ngộ độc giáp
  •   Gia đình hay tự phát
Hiếm xảy ra
  • U thần kinh
  • Phụ nữ thời kì mang thai
  • Bệnh nhân cường tuyến cận giáp

Hướng dẫn Y sĩ đa khoa khám lâm sàng dấu hiệu ngón tay dùi trống

Cách 1: Đo góc giữa nền móng và móng:

   -Bình thường : 160o

   -Nếu nó lớn hơn 180o (1 số sách ghi là 1900) thì đó là ngón tay dùi trống (minh họa).

Hướng dẫn khám lâm sàng dấu hiệu ngón tay dùi trống
Hướng dẫn khám lâm sàng dấu hiệu ngón tay dùi trống

Cách 2: Đo Tỉ số về chiều cao 2 ngón tay:

   Đo chiều cao đốt ngón xa (Distal phalangeal depth) và ở gian đốt ngón giữa-xa(interphalangeal depth).

        +Tỉ số này bình thường <1.

        +Nếu tỉ số này >1, thì đó là ngón tay dùi trống.

Cách 3: Lâm sàng

   Y sĩ đa khoa cần Áp 2 mặt móng của 2 đầu ngón tay của 2 bàn tay vào nhau, thường thìgóc mở giữa 2 móng nhỏ hoặc bằng 0, nếu góc mở lớn thì chính là ngón tay khum mặt kính đồng hồ. (Cách này chưa có trị số cụ thể nhưng có thể áp dụng con số >=30o)

Nguồn: ysidakhoa.net – Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *