Hội chứng huyết tán tăng Ure máu
Hội chứng huyết tán tăng ure máu thường được biết đến là một tình trạng có liên quan tới sự nhiễm trùng đường tiêu hóa, tạo các chất độc cho cơ thể.
- Mẫu bệnh án nội tiêu hóa
- Bệnh án nội khoa tim mạch tăng huyết áp
- Mẫu bệnh án nội khoa cấp cứu chuẩn Bộ Y tế
Theo GV Hoàng Thanh – (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) thì, Hội chứng còn được gọi tắt là HUS, nó có khả năng làm phá hủy các tế bào hồng cầu dẫn tới tắc nghẽn trong quá trình lọc ở cầu thận, lâu dần dẫn tới suy thận trầm trọng.
Dấu hiệu khi cơ thể mắc phải HUS
Khi cơ thể mắc phải loại nhiễm trùng này sẽ dẫn tới một loạt các dấu hiệu và triệu chứng nguy hiểm nổi bật trong bệnh học nội khoa cho người bệnh như:
– Bệnh nhân sẽ gặp phải các dáu hiệu ban đầu như sốt cao, ăn uống khó tiêu dẫn tới những cơ đau bụng dữ dội kèm buồn nôn. Huyết áp bệnh nhân cũng tăng cao do HUS.
– Bệnh nhân đi tiểu rất ít lần trong ngày, lượng nước tiểu cũng ít hơn so với bình thường; nước tiểu có màu bất thường, đa phần là màu đỏ đậm như nhiễm máu.
– Một vài trường hợp HUS có dáu hiệu chân tay và mặt bị sư phù, màu sắc da cũng tái hơn bình thường, có thể bị vàng da; đôi khi có xuất hiện các đốm đỏ dưới da và các vết bầm tím như xuất huyết dưới da.
– Một số trường hợp nặng hơn, HUS có thể dẫn tới đột quỵ hoặc động kinh.
Nếu cơ thể đột ngột có các bất thường như tiêu chảy kéo dài, xuất huyết, tiểu ít và tiểu máu, cơ thể mệt mỏi… thì cần tới các cơ sở y tế kiểm tra ngay để tránh kéo dài bệnh có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh.
Nguyên nhân dẫn tới cơ thể mắc phải HUS
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra hội chứng huyết tán tăng ure máu HUS, trong đó điển hình nhất là hệ thống ống tiêu hóa bị nhiễm trùng do vk khuẩn Ecoli gây ra. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới hội chứng này như: các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa khác; bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc ức chế miễn dịch, quinine, hoặc một số loại thuốc dùng trong hóa trị… cũng có thể làm tăng khả năng mắc hội chứng này.
– HUS rất phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là độ tuổi dưới 4 tuổi, do vậy cần có biện pháp phòng tránh hội chứng này cho trẻ nhỏ.
– Một vài trường hợp mắc HUS có thể là do yếu tố di truyền, sự bất thường trong hệ gen có thể dẫn tới cơ thể dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa, tăng tỉ lệ làm tan hồng cầu, tăng lượng ure trong máu.
Phát hiện và điều trị chứng tan huyết tăng ure máu
Để có thể xác định bệnh nhân có phải mắc hội chứng tan hồng cầu, tăng lượng ure trong máu hay không thì cần tiến hành một số xét nghiệm kiểm tra cụ thể như: Kiểm tra các triệu chứng bệnh mà người bệnh mắc phải; tiến hành xét nghiệm máu, phân và nước tiểu; đồng thời tiến hành siêu âm ổ bụng cho bệnh nhân; nếu cần có thể sẽ tiến hành sinh thiết thận để có kết quả chính xác nhất – Tin Y Dược tổng hợp
Khi bệnh nhân được xác định mắc phải hội chứng nguy hiểm này thì căn cứ vào tinhd trạng sức khỏe bệnh nhân, tình trạng tiến triển của bệnh cũng như các dấu hiệu bệnh để có các phương pháp điều trị phù hợp nhất. Các phương pháp thường dùng cho bệnh nhân HUS gồm:
– Do các tế bào hồng cầu bị phá hủy trầm trọng nên có thể phải truyền máu cho bệnh nhân, cũng có thể sẽ cần truyền them tiểu cầu cho cơ thể nếu có dấu hiệu xuất huyết nghiêm trọng.
– Giảm áp lực cho thận và giảm khả năng suy thận cho bệnh nhân mắc HUS thì có thể tiến hành lọc máu; chạy thận nhân tạo.
– Ngoài ra còn có thể dùng phương pháp trao đổi Plasma; hoặc dùng thuốc corticosteroids.
(Y sĩ đa khoa 2019) – GV Hoàng Thanh – (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur)