Hướng xử trí và cách thăm khám bệnh nhân thủng dạ dày tá tràng
Thủng dạ dày – tá tràng là một cấp cứu ngoại khoa và cần được chẩn đoán sớm, mổ kịp thời. Vậy trên lâm sàng, gặp trường hợp thủng dạ dày tá tràng Y sĩ đa khoa sẽ làm gì?
- Những lý do nào khiến bạn bị mắc bệnh cao huyết áp
- Phác đồ điều trị ngộ độc paracetamol mạn tính
- Phác đồ điều trị ngộ độc Paracetamol cấp
- Phác đồ điều trị sốc phản vệ ở trẻ em
Thủng dạ dày tá tràng là gì?
Nguyên nhân gây thủng dạ dày – tá tràng
Trên Y học Lâm sàng người ta thống kê một số nguyên nhân gây thủng dạ dày tá tràng như sau:
- Thủng do loét dạ dày – tá tràng mạn tính.
- Thủng do ung thư dạ dày.
- Thủng do loét miệng nối.
Thủng dạ dày – tá tràng có những triệu chứng gì?
Y sĩ đa khoa cho biết, thủng dạ dày – tá tràng được chia làm hai nhóm triệu chứng là cơ năng và thực thể và toàn thân bao gồm:
Triệu chứng cơ năng
- Đau bụng:
+ Bệnh nhân đau bụng đột ngột, đau dữ dội, đau như dao đâm vùng thượng vị, ngay dưới mũi ức. Bệnh nhân phải năm gập người lại hoặc năm phủ phục, không năm thăng duỗi chân ra được.
+ Đau liên tục không ngớt.
+ Đau lan lên vai, ngực, xuyên ra sau lưng và đau lan ra khắp ổ bụng.
- Nôn hoặc buồn nôn: rất ít khi thủng dạ dày – tá tràng có nôn. Tuy nhiên một số vừa thủng, vừa chảy máu, bệnh nhân nôn ra máu thì đây là trường hợp nặng.
- Bí trung tiện: do thủng dẫn tới viêm phúc mạc gây liệt ruột.
Triệu chứng thực thể
Y sĩ đa khoa trực tiếp thăm khám để phát hiện và nhận định chính xác với các cách khám như sau:
- Co cứng thành bụng.
- Nhìn bụng không di động theo nhịp thở, hai cơ thăng to nổi rõ.
- Nắn bụng căng cứng như gỗ trường hợp bệnh nhân tới sớm. Trường hợp tới muộn bụng nắn mềm hơn.
- Cảm ứng phúc mạc: ấn vào chỗ nào trên thành bụng trước bệnh nhân cũng kêu đau.
- Gõ bụng vang, vùng đục trước gan mất, gõ đục vùng thấp.
- Thăm trực tràng túi cùng Douglas phồng và đau.
Hình ảnh thủng dạ dày tá tràng
Triệu chứng toàn thân
- Ngay sau khi thủng, một số người bệnh sẽ có biểu hiện sốc: mặt xanh tái vã mồ hôi, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, chân tay lạnh. Những biểu hiện này thoáng qua, bệnh nhân hồi phục dần.
- Trường hợp tới muộn: có tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc.
X quang
Chụp phim thẳng ở tư thế đứng thấy có hình liềm hơi dưới cơ hoành hai bên. Hình ảnh này chỉ có ở 80% trường hợp thủng dạ dày – tá tràng.
Diễn biến của tình trạng thủng dạ dày – tá tràng
- Viêm phúc mạc toàn thể
Trường hợp không được chẩn đoán và điều trị sớm thì sau 12 – 24 giờ sẽ tiến triển thành viêm phúc mạc toàn thể.
- Viêm phúc mạc khu trú
Viêm phúc mạc khu trú hiếm gặp hơn, sẽ gặp ở những bệnh nhân tới viện vào ngày thứ 4, thứ 5, sau một cơn đau dữ dội và đột ngột khi đó triệu chứng giảm dần. Bệnh nhân ngủ được, hạ sốt, trung tiện được. Bụng mềm hơn thi thoảng vẫn còn đau và có phản ứng dưới bờ sườn, hai hố chậu. Lưỡi bẩn, mất ngủ, mạch nhanh 110 – 120 lan/ phút, sốt cao, mặt hốc hác.
- Ổ áp xe
Ô áp xe sẽ hình thành 1 hay 2 tuần sau khi thủng thi thoảng cũng có khi sớm hơn. Có thể có một hay nhiều ổ áp xe khu trú xung quanh dạ dày, hố chậu hay tiểu khung, thi thoảng sẽ gặp hơn cả là áp xe dưới cơ hoành.
Thủng dạ dày – tá tràng cần hướng điều trị như thế nào?
Trước mổ: phải hồi sức tích cực bằng truyền dịch, trường hợp đã chẩn đoán chắc chắn là thủng dạ dày – tá tràng cho thuốc giảm đau, hút dạ dày liên tục.
- Chú ý:
+ Cho nhịn ăn, nhịn uống.
+ Không thụt tháo phân.
- Sau khi hồi sức, hoàn thành thủ tục thì mổ cấp cứu
- Phẫu thuật
+ Khâu lỗ thủng đơn thuần: đa phần được xử trí theo phương pháp này.
+ Cắt đoạn dạ dày: áp dụng trong trường hợp tới sớm, thể trạng khoẻ mạnh, thủng xa bữa ăn, ổ bụng sạch, phẫu thuật viên có kinh nghiệm, gây mê hồi sức tốt.
+ Khâu lỗ thủng và cắt dây X.
+ Thủ thuật Newman: áp dụng cho những trường hợp lỗ thủng to, xơ chai không khâu được.
Thủng dạ dày tá tràng điều trị ra sao?
Nhận định tình trạng bệnh nhân thủng dạ dày tá tràng
Các giảng viên Cao đẳng Y Dược chia sẻ một số câu hỏi đáp, giúp Y sĩ đa khoa/ điều dưỡng đa khoa có thể tham khảo khi đi thực tế lâm sàng tại khoa Ngoại tiêu hoá với các câu hỏi nhận đình tình trạng như là:
Nhận định trước mổ
- Toàn thân:
+ Y sĩ cần khai thai xem có sốc hay không? Hội chứng này hay gặp ở những giờ đầu sau thủng do đau gây nên.
+ Xem có hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc không?
Y sĩ đa khoa cần quan sát xem vẻ mặt có hốc hác không? môi có khô, lưỡi có bẩn không? Số lượng nước tiểu nhiều hay ít, nước tiểu có màu vàng không?
Hội chứng này gặp ở thủng dạ dày tới muộn do viêm phúc mạc gây nên.
+ Nhận định về dấu hiệu sinh tồn: xem mạch có nhanh nhỏ, huyết áp có tụt, có nhịp thở nhanh nông hay không? có sốt không?
- Tại chỗ:
+ Nhận định cơn đau : Hỏi bệnh nhân xem bắt đầu đau từ bao giờ? vị trí đau? đau dữ dội hay đau âm ỉ? đau liên tục hay đau thành cơn? đau có lan đi đâu không?. Người điều dưỡng phải ghi vào hồ sơ để giúp bác sĩ theo dõi diễn biến của bệnh.
+ Nhận định nôn: xem có nôn hay không? trường hợp có nôn thì nôn nhiều hay ít, nôn ra chất nôn gì?
+ Có bí trung đại tiện không?
Những vấn đề cần chăm sóc
- Bệnh nhân sốc.
- Đau bụng dữ dội vùng thượng vị.
- Nhiễm trùng — nhiễm độc.
- Bệnh nhân trướng bụng.
- Khả năngnhiễm trùng vết mổ.
- Khả năngthiếu hụt dinh dưỡng.
- Bệnh nhân lo lắng về bệnh.
Nguồn: ysidakhoa tổng hợp