Những điều cần biết về virus RSV trong Y khoa

Virus RSV trong y học lâm sàng

Viêm phổi do nhiễm virus hợp bào đường hô hấp (RSV) trong những năm gần đây rất được sự quan tâm của cộng đồng, do số lượng trẻ nhỏ mắc tăng cao và các biến chứng thường nặng

Những điều cần biết về virus RSV

Theo Y học lâm sàng, RSV là tác nhân chính của viêm phổi và viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em với tần suất cao nhất là ở lứa tuổi 2-5 tháng. Bệnh thường xảy ra thành dịch vào thời điểm giao mùa đông – xuân. Với khoảng 40% trẻ bị nhiễm trong  lần tiếp xúc đầu tiên và đa số trẻ trước 2 tuổi đều bị nhiễm ít nhất 1 trong 2 tuýp của virus RSV.

Những điều cần biết về virus RSV trong y khoaNhững điều cần biết về virus RSV trong y khoa

Chuyên gia bệnh học nội khoa, (cô) Lâm Nhung (Trường Cao đẳng Y dược Pasteur) chia sẻ: “RSV là virus thuộc nhóm paramyxoviridae có glycoprotein mặt ngoài loại F và G, virus có ái lực với đường  hô hấp, xâm nhập, cư trú và gây tổn  thương đường hô hấp với biểu hiện viêm cấp. Virus tồn tại trong đường hô hấp nên có thể lây lan qua giọt bắn hô hấp: nước mũi, nước bọt, hắt hơi hay tiếp xúc trực tiếp qua hôn, thơm, mớm cơm…

Viêm đường hô hấp do RSV có tình chất theo mùa. Dịch thường bùng phát vào khoảng cuối mùa mưa, đầu mùa lạnh hoặc thời kỳ giao mùa . Ở Việt nam thường cùng nổ thành dịch vào cuối tháng  8 cho đến tháng 11.

Khi bị nhiễm RSV, trẻ sẽ có những triệu chứng ban đầu không đặc hiệu giống như cảm cúm thông thường ( sốt, chảy mũi, hắt hơi…), với thể nhẹ sau 5-7 ngày trẻ có thể tự khỏi mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên với nhiều trường hợp bệnh tiến triển rất nhanh thành viêm phổi với các dấu hiệu: Ho có đờm, thở nhanh, thở gấp, thở khó khăn, nôn mửa do ho quá nhiều.

 

Virus RSV
Virus RSV

RSV là virus gây bệnh không phải mới xuất hiện mà đã được biết tới từ lâu, là một trong những nguyên nhân nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở nhóm trẻ dưới 2 tuổi. Tuy nhiên những năm gần đây số ca mắc gia tăng nhiều và diễn biến các ca bệnh có chiều hướng phức tạp và nặng hơn. Nguyên nhân được giả thiết có thể do sự biến đổi của thời tiết và biến đổi cấu trúc gen của virus RSV.

Điều trị và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp do RSV như thế nào?

Về các triệu chứng của viêm đường hô hấp do RSV không có điểm gì quá đặc biệt để phát hiện.

“Có những trẻ bị nhiễm RSV phát bệnh với triệu chứng nhẹ và có thể tự khỏi. Tuy nhiên với nhiều trường hợp, đặc biệt trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, trẻ đẻ non, thiếu cân, tim bẩm sinh… do sức đề kháng kém, cấu trúc đường thở chưa hoàn thiện nên diễn biến thường nặng khi bị virus tấn công. Khi đó bệnh diễn tiến rất nhanh chóng và nặng nề, trẻ viêm tiểu phế quản, viêm phổi và suy thở nhanh.” – (cô) Lâm Nhung (Trường Cao đẳng Y dược Pasteur) chia sẻ tại website Y sĩ đa khoa.

 

Điều trị và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp do RSV như thế nào?Điều trị và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp do RSV như thế nào?

Bệnh viêm đường hô hấp  do RSV không có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó điều trị sẽ hạn chế hơn, chủ yếu cần điều trị triệu chứng, kiểm soát biến chứng, nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Khi trẻ có các dấu hiệu nặng cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để theo dõi và xử trí các tình huống nguy hiểm: thở oxy, thở máy…

Các chăm sóc tốt cho trẻ phụ huynh có thể thực hiện được như: Tăng cường cho trẻ uống nước, dung dịch bù điện giải nếu có sốt hoặc nôn, dùng  thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5oC, đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt nâng cao thể trạng cho trẻ. Theo dõi sát trẻ nếu có các dấu hiệu bệnh nặng như: Ho khó thở nhiều, thở nhanh, thở rút lõm lồng ngực… cần đưa trẻ vào viện  khám và điều  trị.

RSV có khả năng lây lan mạnh nên cần chú ý cách ly phòng bệnh, virus RSV có thể sống tới vài giờ ở ngoại cảnh nên công tác vệ sinh đồ vật quanh trẻ bệnh cần được chú trọng.

Nguồn: GV Lâm Nhung (Cao đẳng Y dược Pasteur Yên Bái)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *