Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc nào?

Trong suốt quá trình mang thai, người mẹ không chỉ phải chú ý đến chế độ ăn uống, vận động mà còn cần phải chú ý đến những loại thuốc sử dụng để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc nào?

Theo DS CKI Nguyễn Quốc Trung – GV Cao đẳng Dược TPHCM cho biết: Bị bệnh thì phải uống thuốc để trị bệnh là điều hiển nhiên đối với người bình thường. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai nếu tự ý sử dụng thuốc mà không theo sự chỉ định của bác sĩ, dược sĩ tư vấn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển bình thường của em bé trong bụng. Do đó, phụ nữ mang thai tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi không được bác sĩ kê đơn.

Sau đây là một số loại thuốc các Dược sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai tuyệt đối không được sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Ibuprofen

Đây là một loại thuốc chống viêm, hạ sốt, giảm đau hay còn được biết đến là thuốc chống kết tập tiểu cầu, mặc dù tác dụng này tương đối yếu và ngắn hơn so với Aspirin hay các thuốc chống kết tập tiểu cầu khác.

Trong giai đoạn cuối kỳ của thời kỳ mang thai (từ tuần thứ 30 trở đi), phụ nữ mang thai không được sử dụng Ibuprofen bởi vì thuốc có thể khiến một đường trong tim thai nhi bị đóng lại, có thể gây ra những vấn đề về tim, phổi thậm chí là tử vong cho thai nhi.

Naproxen

Naproxen là một thuốc kháng viêm không Steroid, có thể dùng để giảm đau. Tuy nhiên, các mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc này bởi có thể sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai nếu thai đang ở trong giai đoạn 3 tháng đầu. Nếu ở giai đoạn cuối thai kỳ, có thể sẽ làm giảm lượng máu lưu thông đến bào thai, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.

Thuốc trị mụn

Nếu trong thời kỳ mang thai nếu thấy nổi mụn thì các mẹ bầu cũng tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc trị mụn dù ở dạng uống hay dạng bôi da. Gồm:

Thuốc trị mụn có chứa chất isotretinoin bị chống chỉ định dùng vì có nguy cơ gây quái thai. Kể cả các thuốc viên nội tiết, kháng sinh thuộc nhóm cyclin cũng không được dùng.

Thuốc bôi nhóm retinoid hoặc thuốc lột sừng,… cũng không được dùng cho thai phụ.

Thay vào đó, các mẹ bầu hãy lựa chọn các phương pháp trị mụn tự nhiên, vừa an toàn và hiệu quả.

Không nên sử dụng Aspirin để tránh gây dị tật bẩm sinh cho em bé

Aspirin

Aspirin là một thuốc chống viêm không Steroid, có tác dụng giảm đau, hạ sốt,… các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng thuốc này trong thời kỳ mang thai. Nếu dùng liều quá cao, ở giai đoạn đầu thai kỳ sẽ khiến thai nhi dễ bị dị tật bẩm sinh. Ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, có thể khiến ống động mạch của thai nhi bị đóng sớm, làm chậm quá trình chuyển dạ gây ảnh hưởng đến tim và phổi của em bé.

Thuốc ngủ

Theo Y học lâm sàng: Không có một loại thuốc ngủ nào hoàn toàn an toan cho phụ nữ mang thai. Nếu sử dụng thuốc ngủ thường xuyên có thể sẽ làm giảm chỉ số thông minh (IQ) của bé và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa bilirubin của trẻ sau khi sinh, dẫn đến vàng da hoặc thậm chí gây tổn thương não.

Ribavirin

Đây là một loại thuốc kháng virus được sử dụng để điều trị nhiễm RSV (virus hợp bào hô hấp), viêm gan C và sốt xuất huyết do virus. Trước khi mang thai, phải ngưng sử dụng thuốc ít nhất 6 tháng. Bởi thuốc có thể hấp dụ qua da và phổi, gây nguy hại cho thai nhi.

Thuốc trị trầm cảm Lexapro

Lexapro (escitalopram) là một loại thuốc được dùng để điều trị chứng lo âu, rối loạn trầm cảm và các rối loạn thần kinh khác. Loại thuốc này, có thể gây ra các bệnh về tim, chân quẹo, sinh non, tận nứt đốt sống, tăng nguy cơ sảy thai,… Vì vậy, các bác sĩ chỉ kê đơn loại thuốc này cho các mẹ bầu khi thầy được lợi ích hơn những mối nguy hiểm.

Vì vậy, phụ nữ mang thai tuyệt đối không được tự ý sử dụng để tránh gây ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Một số thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh an toàn cho phụ nữ mang thai phải phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Loại kháng sinh.
  • Thời điểm của thai kỳ.
  • Liều lượng sử dụng.
  • Tác dụng phụ.
  • Thời gian dùng thuốc kháng sinh.

Do đó, khi sử dụng thuốc kháng sinh phụ nữ mang thai cần phải được sự kê đơn của bác sĩ chỉ định.

Thông tin được Phòng truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp và chia sẻ, chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng sẽ hữu ích đối với bạn đọc.

Nguồn: ysidakhoa.net tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *