Tác dụng của bạc hà với sức khỏe con người

Tác dụng của bạc hà với sức khỏe con người

Bạc hà là một cây được sử dụng lâu đời với nhiều các món ăn đồ uống nhưng ít ai biết rằng đây còn là một vị thuốc có thể chữa trị được nhiều căn bệnh khác nhau.

Tác dụng của bạc hà với sức khỏe con người

Đặc điểm của cây bạc hà

Cây bạc hà có tên khoa học là Mentha arvensis L., Họ Hoa môi: Lamiaceae. Có tên gọi khác là: bạc hà, nạt nặm, bạc hà nam…Là một cây thân thảo, cao khoảng 0,20-0,70m. Thân vuông, lá mọc đối, chéo chữ thập, hình trái xoan có khía răng cưa. Cụm hoa mọc vòng xung quanh kẽ lá, hoa nhỏ, đài hình chuông, tràng hình ống.  Theo nguồn tin tức Y Dược, bạc hà á ở VN có 2 nguồn gốc:

  • Bạc hà bản địa: Mọc hoang ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Lào Cai. Cây có thể cao tới 1,50m. Thân màu xanh, xanh lục hoặc tím. Loại này đưa về đồng bằng trồng cho năng suất cây xanh cao, nhưng hiệu suất tinh dầu và hàm lượng methol trong tinh dầu thấp nên không có giá trị kinh tế.
  • Bạc hà di thực: Có nhiều chủng loại: Bạc hà 974, Bạc hà 976, Bạc hà Đài Loan, Một số giống đang nghiên cứu TN-8 và TN-26. Giống bạc hà 974 được trồng ở nhiều tỉnh đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh Phía nam. Những năm cuối thập kỷ 70, bạc hà được phát triển nhiều nhất. Trên thế giới, bạc hà Á được trồng nhiều ở Nhật Bản, Trung Quốc, Braxin.

Trồng bạc hà bằng thân mềm, thời vụ trồng: tháng 2-3. Thu hoạch vào thời kỳ cây bắt đầu và đang ra hoa (khoảng 90 ngày sau khi trồng). Có thể thu hoạch 2 lần (miền núi), 3 lần (đồng bằng), hoặc 5 lần (tỉnh phía Nam). Nhờ thành phần của cây bạc hà nên chúng có thể chữa trị được nhiều căn bệnh khác nhau.

Công dụng của bạc hà đối với sức khỏe

Công dụng của bạc hà đối với sức khỏe

Bạc hà Á được ghi trong DĐVN II (1994) và được dùng chủ yếu trong Y học cổ truyền. Bạc hà được xếp vào nhóm tân lương giải biểu, có tác dụng phát tán phong nhiệt, chữa cảm nóng không ra mồ hôi. Ngoài ra còn dùng để chữa các triệu chứng tiêu hoá kém, thường phối hợp với nhiều vị thuốc khác dưới dạng thuốc sắc.

Tinh dầu bạc hà bốc hơi rất nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chỗ, dùng trong một số trường hợp đau dây thần kinh, còn có tác dụng sát trùng mạnh thường dùng trong một số trường hợp ngứa của một số bệnh ngoài da, bệnh về tai mũi họng. Tuy nhiên cần biết rằng tinh dầu bạc hà  bôi mũi hay bôi trong cổ họng có thể gây hiện tượng ức chế có thể tới ngừng thở và tim ngừng đập hoàn toàn. Hiện tượng này hay xảy ra nhất là đối với trẻ con ít tuổi.

Bạc hà, tinh dầu bạc hà hay mentola uống với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, xúc tiến sự bài tiết của tuyến mồ hôi, làm cho nhiệt độ cơ thể hạ thấp. Liều lớn, có tác dụng kích thích tuỷ sống, gây tê liệt phản xạ và ngăn sự lên men quá bình thường trong ruột. Nói chung ở các nước khác trên thế giới, bạc hà Á được trồng chủ yếu là để cất lấy tinh dầu. Do hàm lượng menthol trong tinh dầu cao (trên 75%), bạc hà Á được coi là nguồn nguyên liệu thiên nhiên để chiết xuất menthol. Theo tìm hiểu của Dược sĩ Đỗ Thu – Giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tinh dầu bạc hà có rất nhiều công dụng, dùng để chế dầu xoa bóp. Menthol có tác dụng kháng khuẩn, chống co thắt, giảm đau, kích thích tiêu hoá, chữa hôi miệng. Menthol được dùng trong nhiều ngành kỹ nghệ: Kỹ nghệ dược phẩm, kỹ nghệ bánh kẹo, kỹ nghệ thực phẩm…

Nguồn: ysidakhoa.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *