Tại sao người thoái hóa khớp đau nhức hơn vào mùa lạnh?

Việt Nam là một trong các quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh thoái hóa khớp cao trong khu vực và trên thế giới. Tỷ lệ người mắc thoái hóa khớp trên 35 tuổi là 30%, trên 65 tuổi là 60% và trên 80 tuổi chiếm đến 85%.

Tại sao người thoái hóa khớp đau nhức hơn vào mùa lạnh?

Tại sao người thoái hóa khớp đau nhức hơn vào mùa lạnh?

Thoái hóa khớp là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và hiện đang là vấn đề toàn cầu do tuổi thọ con người ngày càng được nâng cao. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Dược sĩ Lê Thị Mỹ Ngân – Giảng viên Cao đẳng Dược (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) để biết được nguyên nhân, triệu chứng và chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng.

Hỏi: Thưa Dược sĩ, Dược sĩ có thể cho biết những đối tượng nào dễ mắc bệnh thoái hóa khớp?

Trả lời:

Thoái hóa khớp là bệnh lý nội khoa ở khớp thường gặp ở người lớn tuổi đặc trưng là sự mòn các sụn khớp, hình thành các gai xương, phì đại xương tại bờ khớp, xơ đặc xương dưới sụn kèm với một chuỗi các thay đổi về sinh hóa, hình thái của màng hoạt dịch và bao khớp. Bệnh nhân có thể bị ở nhiều khớp, nhưng hay gặp là đốt sống cổ, thắt lưng cùng, hông, gối, bàn ngón bàn tay, liên đốt gần, liên đốt xa bàn tay, gót chân bàn ngón I bàn chân. Thường gặp ở những khớp chịu sức nặng như khớp gối, khớp hông.

Các trường hợp sau đây dễ mắc bệnh thoái hóa khớp:

  • Tuổi cao: Tỷ lệ mắc gia tăng theo tuổi, ít gặp ở độ tuổi < 40, 80% xuất hiện sau 75 tuổi.
  • Giới tính là nữ: Nữ có nguy cơ mắc bệnh gấp 2 lần nam, đặc biệt là nữ sau mãn kinh do sự thiếu hụt estrogen.
  • Gia đình có tiền sử bị thoái hóa khớp: 50% thoái hóa khớp bàn tay và khớp hông có bản chất di truyền, đối với khớp gối khỏang 30%.
  • Người béo phì: do làm tăng gánh nặng lên các khớp chịu sức nặng cơ thể
  • Người bị chấn thương: Bị lệch lạc về cấu trúc khớp.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh thoái hóa khớp

Biểu hiện lâm sàng của bệnh thoái hóa khớp

Hỏi: Thưa Dược sĩ, làm thế nào để nhận biết các triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hóa khớp?

Trả lời: Thoái hóa khớp sẽ đi kèm các triệu chứng cơ năng điển hình sau đây:

  • Đau: Là triệu chứng y học lâm sàng khởi đầu và thường bệnh nhân sẽ đến gặp bác sĩ vì lí do này. Cảm giác đau sẽ tăng khi thay đổi tư thế, khi vận động và sẽ giảm khi nghỉ ngơi. Thường bệnh nhân sẽ đau nhiều về buổi chiều đặc biệt là sau 1 ngày lao động. Mặc dù đã ngưng vận động những cảm giác đau vẫn còn có thể kéo dài nhiều giờ sau đó. Bệnh thường diễn tiến theo từng đợt.
  • Hạn chế vận động do các khớp bị cứng: Thường vào lúc sáng sớm, kéo dài dưới 10 phút. Bệnh nhân cảm thấy khó khăn trong khi đi bộ, làm việc nhà hay leo cầu thang. Người bệnh không thể cắt móng chân do thoái hóa khớp hông, đôi khi không thể quỳ gối do thoái hóa khớp gối.

Bên cạnh triệu chứng cơ năng thì thoái hóa khớp còn kèm theo các triệu chứng thực thể như sau:

  • Teo cơ: Do ít vận động
  • Biến dạng khớp: Gù vẹo cột sống.
  • Xuất hiện tiếng lạo xạo khi vận động hay trong quá trình thăm khám.
  • Tràn dịch khớp: Có thể tìm thấy ở khớp gối do phản ứng xung huyết và tiết dịch của màng hoạt dịch.

Hỏi: Bệnh nhân bị thoái hóa khớp nên thay đổi lối sống như thế nào để cải thiện tình trạng bệnh?

Trả lời:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh tình trạng béo phì.
  • Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột và tư thế xấu khi lao động và sinh hoạt
  • Đối với trẻ em cần thăm khám và chữa bệnh nếu mắc còi xương, các tật khác về xương (chân bị cong, chân vòng kiềng). Phát hiện sớm các dị tật của xương, khớp và cột sống để có biện pháp sớm, ngăn ngừa thoái hóa khớp thứ phát.
  • Đối tượng làm nghề lao động nặng dễ bị thoái hóa khớp nên kiểm tra định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh thoái hóa khớp

Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh thoái hóa khớp

Hỏi: Tại sao khi thời tiết lạnh bệnh nhân thoái hóa khớp lại bị đau nhức nhiều hơn ? Bệnh nhân cần làm gì để hạn chế cơn đau vào những ngày này?

Trả lời:

Khi trời trở lạnh việc lưu thông của dịch khớp bị giảm do không khí lạnh xâm nhập qua lỗ chân lông thấm qua da vào cơ thể làm cho các mạch máu tại các vùng da này co lại. Thân nhiệt hạ thấp khiến việc lưu thông máu khó khăn hơn bình thường do cơ thể có xu hướng cố dự trữ năng lượng. Do đó sự lưu thông máu đến các khớp rất kém làm các khớp bị thiếu máu khiến người bệnh sẽ đau nhức hơn bình thường. Đồng thời các dây thần kinh trở nên nhạy cảm hơn với cảm giác đau làm người bệnh cảm nhận cơn đau rõ rệt hơn.

Là giảng viên đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tôi khuyên người bệnh nên hạn chế cơn đau khớp bằng cách:

  • Giữ ấm cho cơ thể, chườm nóng, tắm nước ấm.
  • Vận động thể lực hợp lý.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung calci, vitamin.
  • Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh stress.
  • Tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Khi thời tiết giao mùa đông – xuân như hiện nay, bệnh nhân thoái hóa khớp cần kiểm tra sức khỏe định kỳ không nên đợi tái phát cơn đơn mới tìm gặp bác sĩ. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung calci, vitamin đồng thời giữ ấm cho cơ thể là điều vô cùng cần thiết.

Nguồn: Ysidakhoa.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *