Triệu chứng thường gặp khi mắc sốt siêu vi là gì?

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện nên dễ gặp nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó sốt siêu vi là một trong nhiều bệnh lý thường gặp nhất.

Sốt siêu vi là bệnh gì?

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết sốt siêu vi là thuật ngữ chung chỉ các loại bệnh do virus gây ra với triệu chứng là sốt. Không giống như các bệnh nhiễm khuẩn với tác nhân gây bệnh là vi khuẩn với biện pháp điều trị chính là dùng kháng sinh, thì kháng sinh lại không có hiệu lực với sốt siêu vi do nhiễm virus.

Sốt siêu vi là bệnh lý phổ biến, nhất là bệnh cúm theo mùa hay cúm, tuy nhiên trẻ em vẫn dễ mắc các bệnh ở trường hợp nhẹ.

Nếu được điều trị tích cực, sốt siêu vi diễn tiến trong vòng 7-10 ngày và sẽ nhanh chóng thuyên giảm, nhưng cũng cần được theo dõi sát sao và không thể chủ quan vì bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh sốt siêu vi

Nguyên nhân gây bệnh:

  • Nguyên nhân gây sốt siêu vi được xác định là do các loại virus khác nhau, trong đó thường gặp nhất là: Rhinovirus, Coronavirus, Adenovirus, Enterovirus hay virus cúm. Những tác nhân khác nhau có thể gây nên nhiều loại sốt siêu vi khác nhau.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột khi giao mùa là thời điểm lưu hành phổ biến nhất của sốt siêu vi ở trẻ em

Triệu chứng thường gặp:

  • Mệt mỏi, đau nhức và tiến triển tới sốt
  • Sốt từ 38-39°C hoặc có trường hợp lên tới 40°C, tần suất liên tục hay ngắt quãng
  • Các triệu chứng có thể đi kèm do sốt siêu vi bội nhiễm: viêm đỏ hầu họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, đau đầu, mắt đỏ, đau khớp, nổi ban da

Đặc biệt, khi trẻ có những triệu chứng dưới đây cần đưa tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị ngay đó là:

  • Sốt cao liên tục hơn 2 ngày, chân tay run rẩy bất thường
  • Nổi ban toàn thân
  • Đau bụng hay nôn ói
  • Đi ngoài phân đen, có lẫn máu
  • Thường xuyên giật mình, hoảng hốt

Sốt siêu vi có nguy hiểm không?

Cũng theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khi trẻ bị sốt siêu vi ở trẻ, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời bé có thể gặp nguy hiểm bởi một loạt biến chứng phát sinh:

Viêm phổi: Biến chứng sốt siêu vi ở trẻ em phổ biến nhất là gây viêm phổi. Khi đường hô hấp bị nhiễm trùng nghiêm trọng có nguy cơ gây tổn thương mô phổi, làm rối loạn quá trình trao đổi khí từ đó dẫn đến suy hô hấp.

Viêm tiểu phế quản: Sốt siêu vi rất dễ gây viêm tiểu phế quản ở trẻ dưới một tuổi, khiến đường hô hấp nhỏ (tiểu phế quản) của phổi sưng phù do viêm nhiễm, đồng thời tiết dịch gây tắc nghẽn tại đây, khiến bé gặp khó khăn trong việc hít thở, nguy cơ đe dọa đến tính mạng của trẻ rất cao.

Viêm thanh quản: Trong một số trường hợp, virus gây sốt siêu vi còn có khả năng tấn công thanh quản. Lúc này, trẻ có xu hướng ho nhiều. Nhiễm trùng thanh quản có khả năng gây sưng ở đường hô hấp, đồng thời làm cho đờm tích tụ ở họng và mũi, khiến bé khó thở.

Viêm cơ tim: Trường hợp trẻ bị sốt siêu vi do adenovirus, rất dễ phát sinh tình trạng viêm cơ tim nếu bé không được điều trị kịp thời và hiệu quả. Một số dấu hiệu giúp nhận biết sau khi nhiệt độ cơ thể của bé đã trở về mức bình thường nhưng trẻ vẫn có triệu chứng: mệt mỏi; khó thở; dễ lịm đi; không đùa nghịch, hoạt bát như trước; bỏ ăn

Biến chứng ở não: Sốt siêu vi ở trẻ em khi trở nặng có thể gây nên các cơn co giật và hôn mê, có thể để lại những di chứng ở não, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé sau này. Do đó, các bậc phụ huynh nên sớm chú ý đến những biểu hiện khác thường ở trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trẻ bị sốt siêu vi thường sẽ khỏe lại sau 7 – 10 ngày, nhưng nếu không được can thiệp điều trị hiệu quả và kịp thời, sốt siêu vi ở trẻ em có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Điều trị và phòng ngừa số siêu vi

Những phương pháp để điều trị bệnh:

  • Biện pháp điều trị sốt siêu vi hoặc cúm do virus phổ biến nhất hiện nay là điều trị triệu chứng vì không có loại thuốc nào có thể giúp điều trị các bệnh do nhiễm virus.
  • Việc điều trị triệu chứng khó chịu như ho, cảm lạnh, sốt có thể giúp bệnh nhân khỏe hơn và ngăn ngừa bệnh phát triển biến chứng

Những phương để phòng ngừa bệnh sốt siêu vi:

  • Cho trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi tiêm ngừa hàng năm nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp trẻ phát triển toàn diện và nâng cao hệ miễn dịch cũng như tăng cường sức khỏe.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân, cho trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn chặn virus lây lan
  • Giữ nhà cửa và môi trường xung quanh trẻ luôn sạch sẽ nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân có hại
  • Không để trẻ ở gần những người trong gia đình đang bị cảm lạnh, ho, tiêu chảy hoặc nôn mửa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *