Những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm ruột do virus

Viêm ruột do virus là tình trạng đường tiêu hóa bị nhiễm trùng cấp tính do virus gây nên. Đây là bệnh lý khá phổ biến, bệnh có thể lây lan trực tiếp giữa người với người

Viêm ruột do virus là bệnh gì?

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết viêm ruột do virus là tình trạng đường tiêu hóa bị nhiễm trùng cấp tính do virus gây nên, gây viêm sưng, đỏ, đau ở vùng ruột. Hiện nay, viêm ruột do virus là bệnh lý khá phổ biến, bệnh lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc sử dụng các thực phẩm hoặc nước uống có chứa tác nhân gây bệnh.  

Virus gây nhiễm trùng cấp tính có ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày và ruột non của người bệnh. Đối với những người có hệ miễn dịch kém như trẻ sơ sinh hay người lớn tuổi rất dễ mắc bệnh lý này khi tiếp xúc với những bệnh nhân đang bị viêm ruột do virus và có thể gặp nhiều biến chứng nặng gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Các trường hợp viêm ruột do virus phần lớn có tính chất lây lan nhanh, nguy cơ bùng phát dịch rất cao và lây chủ yếu qua 2 con đường:

  • con đường phân-miệng
  • Con đường tay-miệng

Bệnh lý viêm ruột do virus không giống như bệnh lý viêm ruột do nhiễm khuẩn, cần được phân biệt để đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân. 

  • Viêm ruột do virus là do virus tấn công gây bệnh, khi mắc bệnh lý này không được dùng kháng sinh để điều trị vì kháng sinh không có tác dụng đối với virus.
  • Viêm ruột nhiễm khuẩn là bệnh lý do vi khuẩn tấn công gây nên, trong trường hợp này sẽ dùng kháng sinh điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh viêm ruột do virus là do đâu?

Virus đường ruột: đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng viêm đường tiêu hóa ở bệnh nhân. Một số Virus thường gặp nhất có thể kể đến như virus rota (rotavirus), virus noro (noroviruses),… gây ra các vấn đề về sức khỏe như tiêu chảy, tác động đến niêm mạc dạ dày của bệnh nhân.

Ăn, uống, chế biến không đảm bảo vệ sinh các thực phẩm bị nhiễm virus 

Nguồn nước sinh hoạt có chứa tác nhân gây bệnh, không đảm bảo an toàn, nhất là là các nguồn nước ở ao hồ, nước sông chưa qua xử lý.

Vệ sinh thân thể không đúng cách:  tạo điều kiện thuận lợi cho virus sinh sôi phát triển và xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt, virus dễ gây bệnh trẻ nhỏ khi vệ sinh bàn tay không đảm bảo.

Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm ruột do virus là gì?

Những triệu chứng đặc trưng khi bị viêm ruột do virus bao gồm:

  • Đau thắt bụng hoặc đau bụng;
  • Tiêu chảy;
  • Buồn nôn hoặc ói mửa;
  • Sụt cân;
  • Sốt nhẹ;
  • Đau nhức cơ hoặc đầu.

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tình trạng nặng hơn:

Đối với người lớn có các triệu chứng: 

  • Đi phân lỏng có thể lẫn máu liên tục trong 24h;
  • Nôn mửa có thể kèm máu, kéo dài hơn 48h;
  • Cơ thể có biểu hiện bị mất nước như cảm giác khát nước liên tục, khô miệng, nước tiểu màu vàng đậm hoặc có rất ít nước tiểu, cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng.
  • Sốt trên 40 độ.

Đối với trẻ em có các biểu hiện:

  • Sốt cao;
  • Hôn mê;
  • Tiêu chảy và phân có máu;
  • Có các dấu hiệu bị mất nước.
  • Ói mửa kéo dài hơn vài giờ;
  • Không có tã ướt trong sáu giờ;
  • Phân có lẫn máu máu hoặc tiêu chảy nghiêm trọng;
  • Buồn ngủ bất thường.

Nếu xuất hiện các triệu chứng trên, bệnh nhân nghi ngờ bị viêm ruột do virus, cần nhanh chóng được đưa đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời. 

Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh viêm ruột do virus?

Cho đến nay vẫn chưa có biện pháp đặc hiệu để điều trị bệnh viêm ruột do virus, do đó biện pháp chính vẫn là phòng ngừa các tác nhân gây bệnh.

Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi đầy đủ và uống thật nhiều nước. Theo dõi sát sao tình trạng mất nước ở người bệnh để kịp thời bổ sung nước.

Cho bệnh nhân ăn các thức ăn nhạt và dễ tiêu hóa như bánh quy giòn, bánh mì nướng, chuối, gạo, táo và không tiếp tục ăn nếu buồn nôn.

Tránh các loại đồ uống khó tiêu hay có thể gây kích thích ruột như sữa, rượu, caffeine, các loại thực phẩm rắn hoặc có chất béo.

Y sĩ đa khoa cho biết hầu hết các trường hợp bệnh sẽ bình phục mà không bị biến chứng nào. 

Trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy hoặc chưa thể uống nước ngay được sẽ đưuọc bác sĩ chỉ định truyền tĩnh mạch để bổ xung nước và chất điện giải cho bệnh nhân. 

Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi, dùng các loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

Bệnh nhân cần tuân thủ quy tắc rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *