Trong máu gồm những thành phần nào?
Các bạn đã bao giờ tò mò bên trong máu của chúng ta có những thành phần nào? Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu là gì? Hãy cũng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
- Cùng tìm hiểu về lớp nấm gây bệnh Actinomycetes
- Cùng tìm hiểu về bệnh do nấm (Phần 2)
- Cùng tìm hiểu về một số bệnh do nấm gây ra (Phần 1)
Trong máu gồm những thành phần nào?
HUYẾT TƯƠNG
Theo Bs Anh Tú chia sẻ tại ysidakhoa như sau: “Huyết tương có 92% là nước. Có trên 100 chất khác nhau tan trong đó, bao gồm chất dinh dưỡng, khí hô hấp, hormon, protein huyết tương, muối và nhiều loại chất thải.”
Trong số đó, protein huyết tương chiếm tỷ lệ cao nhất. Những loại protein này hầu hết được gan sản xuất ra và có nhiều chức năng khác nhau. Fibrinogen là một loại protein quan trọng giúp đông máu. Albumin giúp giữ nước lại bên trong máu. Gamma globulin là một loại kháng thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại những chất lạ.
Muối hiện diện trong huyết tương bao gồm: natri, kali, magne, clo và bicarbonate. Chúng tham gia vào nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, bao gồm co cơ, dẫn truyền các xung động thần kinh và điều hòa thăng bằng pH (kiềm-toan) của cơ thể.
BẠCH CẦU
Theo sinh lý bệnh học thì bạch cầu có rất ít nếu so với hồng cầu, khoảng 4.000 đến 11.000 mỗi millimet khối máu, chiếm ít hơn 1% tổng thể tích máu. Mặc dù chiếm số lượng ít như vậy nhưng bạch cầu lại đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu trong máu
Nó giúp cơ thể phòng thủ, chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và tế bào ung thư. Giống như hồng cầu, bạch cầu cũng được tạo thành từ tủy xương (một số bạch cầu được tạo ra từ các mô lympho). Trong khi hồng cầu phải đi theo dòng chảy của máu thì bạch cầu không như vậy mà nó có thể len qua các vách của các mao mạch để đi thẳng đến những khu vực bị nhiễm trùng hoặc bị tổn thương của cơ thể.
HỒNG CẦU
Là loại tế bào có nhiều nhất trong 3 loại tế bào máu. Số lượng của nó vào khoảng 5 triệu tế bào trong mỗi milimet khối máu (1 milimet khối tương đương với một giọt máu rất nhỏ đủ để nhìn thấy được bằng mắt thường). Chức năng chính của nó là vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào của cơ thể. Hồng cầu có cấu trúc hình đĩa phẳng và lõm xuống ở trung tâm, kích thước đó giúp chúng có thể lách vào được các mao mạch nhỏ.
Hồng cầu mang những protein được gọi là kháng nguyên, là những chất giúp cơ thể nhận biết những vật lạ xâm nhập, ở màng của mình. Dựa vào sự có mặt hoặc không của các kháng nguyên này, các nhà khoa học chia máu thành 4 nhóm: A, B, AB, hoặc O.
Hồng cầu còn có 1 loại kháng nguyên khác được gọi là kháng nguyên Rh (nó có cái tên này do loại kháng nguyên này được xác định lần đầu tiên ở khỉ Rhesus). Hầu hết những người Việt Nam mang nhóm máu Rh dương (Rh+), điều đó có nghĩa là họ có mang kháng nguyên Rh. Những người mang nhóm máu Rh âm (Rh-) thì không mang kháng nguyên Rh.
TIỂU CẦU
Tiểu cầu không phải là một tế bào thật sự giống như hồng cầu và bạch cầu. Chúng là những mảnh vỡ nhỏ có dạng hình đĩa của những tế bào rất lớn được gọi là tế bào nhân khổng lồ (megakaryocyte) nằm trong tủy xương. Tế bào nhân khổng lồ bị vỡ ra tạo thành khoảng 50 mảnh nhỏ hoặc hơn và sau đó nhanh chóng hình thành màng để trở thành tiểu cầu. Có khoảng 300.000 tiểu cầu mỗi millimet khối máu, chúng giúp kiểm soát chảy máu trong một quá trình rất phức tạp được gọi là cân bằng nội môi.
Tiểu cầu
Khi mạch máu bị tổn thương gây chảy máu, các tiểu cầu bắt đầu tiến trình đông máu bằng cách dính vào nơi tổn thương của mạch máu. Trong lúc đó, chúng phóng thích ra những chất hóa học lôi kéo các tiểu cầu khác lại. Chẳng mấy chốc, các tiểu cầu kết dính lại và hình thành một nút chặn tạm thời. Sau đó, tiểu cầu phóng thích ra serotonin, một loại hóa chất làm cho mạch máu co thắt và hẹp lại để làm giảm lượng máu chảy ra bên ngoài qua vết thương. – theo Y học lâm sàng
Trong lúc các hiện tượng này xảy ra, mô bị tổn thương phóng thích ra 1 chất kết hợp với calci và những yếu tố đông máu khác trong huyết tương để hình thành chất hoạt hóa prothrombin.
Chất hoạt hóa này chuyển dạng prothrombin (là một chất có trong huyết tương do gan sản xuất) thành thrombin (là một loại enzyme). Thrombin sau đó kết hợp với fibrinogen để tạo ra những phân tử dài và mảnh được gọi là fibrin. Các phân tử fibrin kết hợp với nhau hình thành một cái lưới để bắt giữ các hồng cầu và tiểu cầu để làm nền cho khối máu đông.
Nguồn: Trung Cấp Y Sĩ Đa Khoa 2019