Tư vấn phòng ngừa và điều trị bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng là một trong số các bệnh tiêu hóa phổ biến ở người cao tuổi, bệnh gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống của người bệnh.

Tư vấn phòng ngừa và điều trị bệnh viêm đại tràng

Tư vấn phòng ngừa và điều trị bệnh viêm đại tràng

Nguyên nhân tại sao dẫn đến viêm đại tràng? Viêm đại tràng có những triệu chứng lâm sàng gì và được điều trị như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua buổi trò chuyện cùng Dược sĩ Thái Hồng Diễm – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhé.

Hỏi: Thưa Dược sĩ, có những nguyên nhân nào gây ra viêm đại tràng?

Trả lời:

Danh từ viêm đại tràng hay viêm ruột đại tràng để chỉ những bệnh nội khoa có tổn thương viêm mạn tính hay cấp tính do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra ở ruột và đại tràng. Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu (viêm đại trực tràng chảy máu hay viêm loét đại tràng) có cơ chế sinh bệnh học chưa rõ: Có thể do nhiễm khuẩn, tự miễn, tâm thần (người ta cho rằng có một số rối loạn thần kinh cơ đại tràng, dẫn đến thiếu máu đại tràng, do đó vi khuẩn phát triển và dẫn đến việc phát sinh các kháng thể chống lại vi khuẩn và chống lại niêm mạc ruột). Viêm đại tràng do nhiễm khuẩn và ký sinh vật như lao đại tràng, viêm đại tràng mạn tính do amip. Ngoài ra còn có bệnh Crohn và viêm đại tràng Collagene.

Hỏi: Thưa Dược sĩ, làm thế nào để nhận biết mình đã bị viêm đại tràng?

Trả lời:

Người bệnh có thể tự nhận biết mình đã mắc phải bệnh viêm đại tràng thông qua các dấu hiệu cụ thể như:

  • Trướng bụng, đầy hơi, sôi bụng nhiều, đánh trung tiện nhiều.
  • Đau bụng: âm ỉ hoặc dữ dội tùy nguyên nhân.
  • Rối loạn vận chuyển phân: Ngày đi nhiều lần, 2, 3 lần, hoặc ngược lại là táo 2, 3 ngày mới đi ngoài. Đi ngoài xong vẫn có cảm giác chưa hết, một thời gian sau (30 phút – 1 giờ, …) lại muốn đi. Khi ăn các thức ăn lạ, mỡ là bắt phải đi ngoài. Có khi chưa ăn xong bữa đã phải đi ngoài.
  • Phân: Hoặc lỏng nát, phân sống tơi, không thành khuôn, có thể kèm theo chất nhày, lẫn máu, lờ lờ máu cá. Có khi phân lại khô, táo bón.
  • Triệu chứng toàn thân: Rất thay đổi, tùy từng bệnh nhân và thể bệnh. Có khi không gầy sút, nhưng có thể gầy sút nặng kèm theo phù, thiếu máu. Tùy từng nguyên nhân có thể sốt hoặc không.

Nếu bản thân có những triệu chứng như trên thì tôi khuyên các bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Không nên sử dụng thuốc bừa bãi tránh tình trạng bệnh trầm trọng thêm.

Phân biệt hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng

Phân biệt hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng

Hỏi: Làm sao phân biệt được hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng thưa Dược sĩ?

Trả lời:

Vấn đề này đang được rất nhiều bạn độc giả quan tâm và có gửi thắc mắc về cho Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng là hai nhóm bệnh rất hay nhầm lẫn với nhau vì có các triệu chứng lâm sàng giống nhau, tuy nhiên về mặt giải phẫu lại khác nhau. Viêm đại tràng mạn tính và hội chứng ruột kích thích (hay còn gọi là bệnh đại tràng cơ năng), giữa hai nhóm bệnh này, chúng có triệu chứng lâm sàng giống nhau, nhưng viêm đại tràng mạn tính có tổn thương thực thể, có biểu hiện viêm còn hội chứng ruột kích thích không có tổn thương thực thể, không có biểu hiện viêm ở đại tràng.

Hỏi: Thưa Dược sĩ, cần thực hiện những xét nghiệm gì để chẩn đoán chính xác bệnh viêm đại tràng?

Trả lời:

Y học hiện đại ngày nay vô cùng phát triển, để chẩn đoán bệnh viêm đại tràng, các bác sĩ cần dựa vào thăm khám y học lâm sàng và các cận lâm sàng như sau:

  • Nội soi trực tràng hoặc soi đại tràng toàn bộ (đây là biện pháp chính để chản đoán viêm đại tràng).
  • Xét nghiệm phân
  • Xquang khung đại tràng
  • Mô bệnh học

Hỏi: Thưa Dược sĩ, điều trị viêm đại tràng như thế nào giúp mang lại hiệu quả cao và phòng ngừa như nào để an toàn nhất?

Trả lời:

Bệnh nhân ngoài việc ăn uống kiêng khem, chế độ ăn kiêng mỡ, nhiều chất xơ, tránh các chất kích thích như bia, rượu, gia vị thì cần phải giữ cho mình một tâm lý thật thoải mái, tránh căng thẳng, stress. Bệnh nhân cần được sử dụng thuốc kết hợp để bệnh được ổn định lâu dài như corticoid, Flagyl, thuốc giảm miễn dịch… Tóm lại bệnh nhân khi thấy mình có triệu chứng viêm đại tràng nên đến gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán và điều trị, không nên tự ý dùng thuốc.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm đại tràng

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm đại tràng

Viêm đại tràng do nhiều nguyên nhân gây ra nên việc phòng bệnh cũng tùy thuộc vào nguyên nhân. Có thể thực hiện một số cách như sau:

  • Vệ sinh ăn uống, không ăn thực phẩm đã ôi thiu hay thức ăn được chế biến từ thực phẩm nhiễm bệnh, ăn chín, uống sôi.
  • Rửa tay trước khi ăn, không ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín như tiết canh, gỏi cá, thịt sống, các loại rau sống cần được rửa kỹ và tiệt trùng trước khi ăn.
  • Ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau như thịt, trứng, cá, rau quả, …
  • Có thể dùng các loại sữa chua, men vi sinh để hỗ trợ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
  • Tẩy giun sán định kỳ 6 tháng một lần.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để nâng cao sức khỏe.

Nguồn: Ysidakhoa.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *