Xương và 12 sự thật thú vị có thể bạn chưa biết

Xương và 12 sự thật thú vị có thể bạn chưa biết

Bộ xương là một cấu trúc giải phẫu quan trọng đóng nhiều vai trò như nâng đỡ, bảo vệ, vận động, tạo máu… Cùng tìm hiểu về những sự thật thú vị có thể bạn chưa biết về bộ xương của chúng ta.


Xương người có những điều bí ẩn gì?

1. Bộ xương không chỉ có khoáng chất

Theo tin tức y tế việt nam, bộ xương có thể trông như vô tri vô giác như những viên đá, nhưng chúng cũng có sự sống. Một nhóm các tế bào luôn sản sinh ra các thành phần mới của nền xương, trong khi đó nhóm thứ hai có nhiệm vụ tiêu hủy xương. Hai quá trình song hành này được gọi là chu chuyển xương.

Do có chu chuyển xương nên khi bạn bị gãy xương mới có thể lành lại được. Xương phát triển nhanh trong giai đoạn trưởng thành, tạo xương mạnh hơn tiêu xương. Tuy nhiên khi về già thì ngược lại, tiêu xương mạnh hơn tạo xương.

2. “Gửi tiết kiệm” xương

Như đã nói về già tiêu xương là quá trình chiếm ưu thế. Ngay từ thời thanh niên, bạn nên chơi thể thao, tập thể hình, chạy bộ…nhằm kích thích xương bạn sản sinh ra nhiều khoáng chất quan trọng hơn, chắc khỏe và có mật độ xương cao hơn. Mật độ xương sẽ đạt đỉnh ở tuổi 30 giảm dần. Bởi vậy, “gửi tích kiệm” càng nhiều lúc trẻ thì về già bạn sẽ ít chịu ảnh hưởng bởi sự tiêu xương chiếm ưu thế.

3. Vô kinh có thể gây rắc rối cho xương

Bác sĩ Nguyễn Anh Tú (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) chia sẻ: “Kỳ kinh nguyệt biến mất ở phụ nữ trẻ có thể là hậu quả sự sụt giảm hormone giống như đến thời kỳ mãn kinh. Điều này có thể dẫn đến mất xương. Chứng biếng ăn làm ngăn trở chu kỳ kinh nguyệt, có thể gây hại cho xương.”

c
“Gửi tiết kiệm” xương

4. Xương là “kho lưu trữ”

Xương là kho lưu trữ canxi và khoáng chất dành cho những thời điểm bạn cần. Ví dụ: thời kỳ cho con bú, cơ thể sẽ giải phóng thêm canxi từ xương và theo một quá trình có lợi cho em bé và không gây tổn thương đến người mẹ.

Ngoài ra, xương cũng lưu trữ các hóa chất độc hại như chì hay thủy ngân.

5. Bia rượu không tốt cho xương

Bệnh nhân nghiện rượu nặng có xu hướng giảm mật độ xương. Tình trạng này nhẹ hơn loãng xương. Tuy nhiên lạm dụng rượu bia kéo dài sẽ gây ra chứng loãng xương thực sự. Hút thuốc cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương.

Xương là “kho lưu trữ”
Xương là “kho lưu trữ”

6. Thừa cân khiến xương “khỏe”hơn

“Có một mâu thuẫn đó là thừa cân – không hề tốt cho sức khỏe của bạn xét trên nhiều phương diện – lại khiến bộ xương mạnh mẽ hơn nhằm chống lại trọng lực cơ thể tăng lên.” – Anh Tú (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur).

7. Bụng mỡ “hại” xương

Mỡ bụng dư thừa tỷ lệ thuận với nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh. Mỡ bụng khác với thứ tích tụ ở đùi hoặc mông bạn. Mỡ bụng tạo ra tất cả các loại hormone có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể và kết quả là lượng xương bị phân huỷ tăng lên.

8. Thuốc bổ cho xương không dành cho tất cả mọi người

Trên thị trường có rất nhiều phương thuốc giúp xương trở nên cứng cáp hơn. Nhưng chúng không phải dành cho tất cả mọi người.


Thuốc bổ cho xương không dành cho tất cả mọi người

Bạn cần đi kiểm tra sức khỏe lại sau 3-5 năm để chắc rằng bạn vẫn cần phải dùng thuốc. Những bệnh nhân có nguy cơ bệnh thấp có thể ngưng trị liệu nhưng vẫn cần được giám sát chặt chẽ.

9. Nha sĩ có thể chẩn đoán bệnh loãng xương

Bệnh thiếu hụt xương và loãng xương ảnh hưởng bất cứ nơi nào trên cơ thể, và các hàm không có khả năng miễn dịch. Nếu xương hàm bị suy giảm hoặc mất độ xương, có thể dẫn đến kết quả răng bị lỏng lẻo, nếu bị suy yếu và răng giả không vừa vặn.

10. Thực phẩm không có canxi vẫn tốt cho xương

Các loại trái cây hoặc rau mặc dù không chứa nhiều canxi có thể có lợi cho xương. Trái cây và rau có thể giúp tạo axit đệm trong cơ thể, và hàm lượng axit cao là không tốt cho xương.

11. Sau chấn thương xương không chắc khỏe hơn

Sau khi hồi phục, xương có thể khôi phục hình dạng ban đầu nhưng chúng sẽ không khỏe hơn là mấy so với tình trạng trước chấn thương.

12. Xương người da đen chắc khỏe hơn người da trắng

Người châu Á hoặc người da trắng thường có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn người da đen. Ngoài ra thì nam giới có khả năng bị loãng xương thấp hơn nữ giới.

Nguồn: ysidakhoa.net (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *