Cao đẳng Y đa khoa liên thông Bác sĩ đa khoa như thế nào?

Danh hiệu ghi trên bằng tốt nghiệp Cao đẳng ngành Y đa khoa là gì? Bằng Cao đẳng ngành Y đa khoa của các Trường Cao đẳng Y Dược tư thục có được Bộ Y tế xét cấp Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh hay không? và có thể học liên thông Bác sĩ đa khoa được không?

Luật sư Lê Văn Kiên, Trưởng Ban pháp chế Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết: Theo quy định hiện nay thì bằng cấp của các Trường công lập, tư thục có giá trị như nhau. Cụ thể tại Khoản 4, Điều 12 Luật Giáo dục 2019, số 43/2019/QH14 14/06/2019 quy định “Văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục thuộc các loại hình và hình thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cấp có giá trị pháp lý như nhau.”

Do vậy, căn cứ theo điều 28 Luật khám chữa bệnh 2009 và Điều 7 Thông tư số 41/2011/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề thì Bằng cấp của các Trường trong hệ thống giáo dục Việt Nam đều được xét cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại điều 24 Luật khám chữa bệnh 2009 quy định về xác nhận quá trình thực hành, yêu cầu người có văn bằng chuyên môn là Y sỹ trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian 12 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh.

Văn bằng tốt nghiệp Cao đẳng ngành Y sĩ đa khoa là gì?

Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng ngành Y sĩ đa khoa sẽ được Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cấp bằng danh hiệu Cử nhân thực hành trình độ Cao đẳng chuyên ngành Y sỹ đa khoa hệ Chính quy được đăng ký dự tuyển liên thông lên trình độ Đại học ngành Bác sĩ Y đa khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Răng Hàm Mặt. Theo quy định tại điểm c, Điều 4, quyết định số 18/2017/QĐ-TTg ngày 31 tháng 05 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định về liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học: “ Đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe, người đăng ký dự tuyển phải có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng khối ngành sức khỏe, trong đó người có bằng tốt nghiệp Y sĩ được đăng ký dự tuyển liên thông lên trình độ đại học các ngành Y đa khoa”.

Tuyển sinh liên thông Đại học ngành Y đa khoa (7720101) như thế nào?

1.Cách thức tuyển sinh Đại học ngành Y khoa (Bác sỹ đa khoa) liên thông từ trình độ Cao đẳng: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập các tổ hợp môn năm học lớp 12 THPT kết hợp với xét điểm kiểm tra đánh giá năng lực kiến thức cơ sở và chuyên môn.

2. Điểm xét tuyển gồm các thành phần sau:

(a) Điểm trung bình cộng năm học lớp 12 THPT của 1 trong 3 tổ hợp môn: A02; B00; B08.

(b) Điểm bài kiểm tra kiến thức cơ sở ngành: Giải phẫu – Sinh lý;

(c) Điểm bài kiểm tra kiến thức chuyên môn: Nội – Ngoại – Sản – Nhi.

Điểm ưu tiên (nếu có).

Điểm xét tuyển = (a) + (b) + (c) + Điểm ưu tiên.

* Kiểm tra đánh giá năng lực chuyên môn bằng hình thức trắc nghiệm.

Mục tiêu chung đào tạo Bác sĩ đa khoa hệ liên thông

Sau khi tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa hệ chuyên tu sẽ có năng lực về: 4 lĩnh vực – 20 tiêu chuẩn và 90 tiêu chí.

Về kiến thức: Ứng dụng được các kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, bệnh học trong thực hành chăm sóc y khoa theo 6 tiêu chí.

– Ứng dụng được các nguyên tắc, phương pháp y tế công cộng trong thực hành chăm sóc y khoa theo 6 tiêu chí.

– Áp dụng được các kiến thức, phương pháp luận về hành vi, tâm lý, xã hội trong thực hành chăm sóc y khoa theo 3 tiêu chí.

Về kỹ năng: Chẩn đoán và ra quyết định xử trí dựa vào bằng chứng có sự tham gia của người bệnh, người nhà và cán bộ y tế liên quan phù hợp với điều kiện thực tế (theo 13 tiêu chí).

– Điều trị bằng thuốc an toàn, chi phí – hiệu quả (theo 3 tiêu chí).

– Chăm sóc sức khỏe thai sản (theo 3 tiêu chí).

– Hồi sức, sơ cứu và chăm sóc tích cực (theo 4 tiêu chí).

– Chăm sóc kéo dài, chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh mãn tính hoặc nan y (theo 3 tiêu chí).

– Kiểm soát đau (theo 3 tiêu chí).

– Kết hợp Y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc trong điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng một số bệnh thường gặp (theo 2 tiêu chí)

– Tham gia kiểm soát lây nhiễm (theo 3 tiêu chí).

– Giao tiếp hiệu quả (theo 3 tiêu chí).

– Thực hiện Tuyên truyền, giáo dục, vận động cho tăng cường sức khỏe và dự phòng bệnh tật (theo 3 tiêu chí)

– Thực hiện tốt Quản lý tử vong (theo 3 tiêu chí).

Kỹ năng mềm: Các kỹ năng cá nhân: có khả năng tìm kiếm phân tích và đánh giá thông tin một cách hiệu quả, tin cậy tới các đối tượng khác nhau.

– Kỹ năng làm việc theo nhóm: có khả năng làm việc nhóm để đạt tới mục tiêu chung

– Kỹ năng giao tiếp: có khả năng giao tiếp tốt với cộng đồng, đồng nghiệp và người bệnh.

– Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ: trình độ tiếng Anh đạt mức tối thiểu tương đương Bậc 3 theo khung năng lực 6 bậc Việt Nam

– Kỹ năng công nghệ thông tin: sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng cơ bản và phần mềm ứng dụng thông dụng (STATA, EPI-INFO, SPSS…).

Về thái độ: Hành nghề theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp (theo 5 tiêu chí)

– Hành nghề phù hợp với bối cảnh văn hóa xã hội và điều kiện thực tế (theo 7 tiêu chí).

– Hành nghề theo quy định của pháp luật (theo 4 tiêu chí).

– Cộng tác có hiệu quả với đồng nghiệp và đối tác (theo 5 tiêu chí).

– Tạo dựng được mối quan hệ thân thiện, hợp tác, tin tưởng với người bệnh, thân nhân người bệnh và cộng đồng (theo 4 tiêu chí).

Về vị trí việc làm: Bác sỹ sau tốt nghiệp đảm nhiệm vị trí ban đầu ở bệnh viện huyện; có khả năng công tác tại các cơ sở Y tế và một số ban ngành có nhu cầu sử dụng Bác sỹ đa khoa ở các tuyến trung ương, tỉnh, huyện, cộng đồng và các cơ sở đào tạo cán bộ y tế. Sau khi tốt nghiệp, các bác sĩ đa khoa có thể học các trình độ Bác sĩ nội trú, Bác sĩ chuyên khoa cấp 1, Bác sĩ chuyên khoa cấp 2, Thạc sĩ y học, Tiến sĩ y học.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *