Bệnh học ngoại khoa: Lồng Ruột ở trẻ em
Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa nghiêm trọng và là nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ em. … Bệnh lồng ruột ở trẻ em diễn biến như thế nào?
- Một số loài muỗi truyền bệnh nguy hiểm hiện nay
- Bệnh học Nội khoa: Phân biệt bệnh suy giáp và cường giáp
- Điều trị Lao tại nhà cần lưu ý những gì?
Bệnh lồng ruột ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?
Bệnh lồng ruột là gì?
Trẻ em những tháng đầu đời của trẻ chủ yếu là bú mẹ no rồi ngủ,rất ít khi có quấy khóc trừ khi đứa trẻ tè ra làm ướt chỗ nằm,nếu chúng ta phát hiện ra thì thay tã lót cho trẻ, nói chung khi trẻ quấy khóc nhiều hơn bình thường là có vấn đề về sức khỏe. Tất cả những gì không bình thường của trẻ đều biểu hiện bằng quấy khóc cho nên các bà mẹ cần chú ý theo dõi trẻ để tránh xảy ra những điều đáng tiếc.
Một trong những triệu chứng quấy khóc nhưng gặp trong bệnh lồng ruột của trẻ ,có biểu hiện đau bụng từng cơn,mỗi cơn kéo dài khoảng 5-10 phút. biểu hiện bằng cơn khóc thét xuất hiện đột ngột, dữ dội, trẻ khóc thét, ưỡn người, xoắn vặn, cơn đau có thể làm trẻ ngừng chơi,mẹ cho bú nhưng cũng không bú mà chỉ khóc,thường ở những vùng nông thôn thiếu hiểu biết cho rằng trẻ bị lạnh đôi khi cho rằng quỷ ma quấy phá v..v chứ không biết rằng đây là triệu chứng của bệnh ngoại khoa cần chẩn đoán sớm và can thiệp sớm và điều trị kịp thời.
Lồng ruột là cấp cứu bệnh ngoại khoa thường gặp ở trẻ em, khi một đoạn ruột phía trước chui vào lòng của một đoạn phía sau có thể do rối loạn nhu động ruột của trẻ tạo nên,dẫn đến đường tiêu hóa của trẻ bị đình trẹ không lưu thông.
Bệnh lồng ruột là gì?
Hiện nay, nguyên nhân gây ra chứng lồng ruột ở trẻ em vẫn chưa xác định rõ, tuy nhiên 1 số giải thích được đưa ra do sự mất cân đối giữa kích thước của hồi tràng so với van hồi manh tràng, viêm hạch mạc treo ruột hoặc sau viêm đường hô hấp cũng có thể liên quan đến lồng ruột.
Các biểu hiện cần lưu ý khi bị lồng ruột
-Đau bụng: Trẻ có biểu hiện đau bụng cơn, biểu hiện bằng cơn khóc thét xuất hiện đột ngột, dữ dội, trẻ ưỡn người, xoắn vặn, cơn đau có thể làm trẻ ngừng chơi, bỏ bú.
-Nôn: Nôn ra thức ăn ở giai đoạn đầu, ở giai đoạn muộn trẻ có thể nôn ra dịch xanh hoặc dịch vàng.
-Đại tiện ra máu: Trẻ có thể đại tiện ra máu đỏ hoặc nâu, đại tiện ra máu có thể xuất hiện sớm ngay sau cơn đau hoặc xuất hiện muộn sau 24h. Với những triệu chứng nghi ngờ thì thầy thuốc có thể thăm trực tràng thấy máu theo tay để chẩn đoán sớm vì nếu đã đi ngoài ra máu là đã chẩn đoán muộn rồi dễ để lại hậu quả nặng nề
-Trên Y học lâm sàng cho thấy, hiện tượng lồng ruột của trẻ thường gặp trẻ em trai nhiều hơn trẻ em gái,cũng thường xảy ra trên những đứa trẻ bụ bẫm
Đại tiện máu cùng với nôn và thoát dịch vào lòng ruột là các yếu tố quan trọng góp phần làm giảm thể tích tuần hoàn.
Những năm gần đây nhờ tiến bộ của khoa học đặc biệt là siêu âm là phương pháp tin cậy để chẩn đoán lồng ruột. Với trẻ được chỉ định tháo lồng bằng hơi tại bệnh viện, trẻ có chẩn đoán xác định lồng ruột, dưới 2 tuổi và phải được phát hiện bệnh sớm trước 72h. Trẻ chưa có dấu hiệu thủng ruột.
-Tùy tình trạng của bệnh nhân bác sĩ có chỉ định tiền mê hoặc không. Trẻ được nằm ngửa đầu nghiêng sang một bên, chân duỗi thẳng. Điều dưỡng sẽ đặt một ống thông vào hậu môn và nối ống thông với máy tháo lồng có van điều khiển áp lực. Điều dưỡng giữ hai chân bệnh nhân duỗi thẳng, khép kín.
-Bác sĩ tiến hành bơm hơi vào đại tràng qua ống thông. Kỹ thuật viên điện quang sẽ chụp phim khi thấy hình ảnh khối lồng, bác sĩ tiếp tục bơm khí vào đại tràng, khối lồng dần di chuyển đến khi thấy hơi đột ngột trào sang ruột non ào ạt là lúc khối lồng được tháo.
-Trẻ sau tháo lồng có hiệu quả thường hết đau, ngủ yên, ỉa máu vẫn có thể có nhưng sẽ giảm dần, phân chuyển màu vàng, tính chất phân có thể lỏng do khi lồng ruột nước bị hấp thu vào lòng ruột nhiều.
Các biểu hiện cần lưu ý khi bị lồng ruột
-Đa số các trường hợp tháo lồng bằng hơi khá nhanh và hiệu quả sau khoảng 5-10 phút, nhưng một số trường hợp trẻ đến muộn, ỉa máu nhiều, khối lồng chặt khó tháo có thể không tháo được ngay, bác sĩ sẽ có chỉ định truyền dịch bồi phụ nước và điện giải, tiêm kháng sinh và tháo lồng lại sau khoảng 1h.
Chăm sóc trẻ sau tháo lồng bằng hơi tại nhà
Lồng ruột sau khi tháo vẫn có thể bị tái lại ngay sau 1 vài giờ hoặc sau đó nhiều ngày. Vì vậy cha mẹ cần phát hiện sớm các triệu chứng để đưa trẻ quay lại viện kịp thời. Những trẻ đã từng bị bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh lần hai.
“Không nên cho trẻ nhún nhảy quá nhiều sau tháo lồng, cho trẻ ăn ít một, uống thuốc theo đơn bác sĩ, theo dõi thêm các dấu hiệu lồng ruột tái phát: đau bụng đột ngột, xoắn vặn, khóc thét, nôn thức ăn… cần đưa trẻ đến viện khám ngay.
Trong trường hợp trẻ bị lồng ruột tái lại nhiều lần trẻ sẽ được chỉ định xét nghiệm kiểm tra xem có nguyên nhân thực thể: polyp, u hồi tràng, đại tràng. Nếu có nguyên nhân thực thể trẻ sẽ được phẫu thuật điều trị nguyên nhân.
Giữ ấm cơ thể cho trẻ, hạn chế viêm đường hô hấp vào mùa đông xuân, ăn uống vệ sinh tránh viêm hạch mạc treo dẫn đến lồng ruột”- BS. Phạm Hữu (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) tư vấn.
Nguồn: Y sĩ đa khoa 2019 – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur