Chẩn đoán và định hướng xử trí cấp cứu bụng ngoại khoa

Chẩn đoán và định hướng xử trí cấp cứu bụng ngoại khoa

Chẩn đoán và định hướng xử trí cấp cứu bụng ngoại khoa là điều vô cùng cần thiết đối với các Bác sĩ, điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người bệnh.

Chẩn đoán và định hướng xử trí cấp cứu bụng ngoại khoa

Mỗi vị trí đau có giá trị gợi ý tổn thương tạng tương ứng

Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, việc khai thác vị trí cơn đau (mỗi vị trí đau có giá trị gợi ý tổn thương tạng bên dưới) là điều vô cùng cần thiết, điều này sẽ giúp Bác sĩ có cái nhìn tổng quan và có định hướng chính xác hơn trong quá trình điều trị cho người bệnh. Một số vị trí đau cơ bản như sau:

  • Đau thượng vị: viêm dạ dày, viêm tụy, nhồi máu cơ tim, thoát vị, giun chui ống mật…
  • Đau hạ vị: viêm bàng quang, sỏi bàng quang, viêm tử cung phần phụ, chửa ngoài tử cung…
  • Đau quanh rốn: viêm dạ dày ruột,..
  • Đau hạ sườn phải: áp xe gan, giun chui ống mật, viêm túi mật cấp…
  • Đau hố chậu phải: viêm ruột thừa, viêm manh tràng, sỏi niệu quản….
  • Đau hố chậu trái: sỏi niệu quản, viêm túi thừa, ….

Định hướng chẩn đoán lâm sàng

Thông thường bụng là cơ quan có nhiều tổ chức bên dưới, do vậy việc chẩn đoán ra một bệnh cụ thể dựa vào lâm sàng rất khó khăn. Sử dụng các thăm dò chức năng để xác định và tìm chẩn đoán ngày càng quan trọng

  • Thủng tạng rỗng: Cơn đau đột ngột dữ dội, liên tục kiểu ngoại tạng (parietal) bụng cứng, phản ứng thành bụng
  • Viêm tụy cấp: đau thượng vị, thường kèm theo nôn nhiều và bụng chướng, hay gặp bệnh nhân nghiện rượu
  • Tắc ruột: Đau bụng từng cơn kiểu nội tạng (visceral), bụng chướng, bí trung đại tiện
  • Tắc mật (sỏi túi mật, sỏi OMC…) đau bụng mạng sườn phải, sốt, vàng da đôi khi khám thấy túi mật to, ấn điểm túi mật đau
  • Cơn đau quặn thận: đau dữ dội mạng sườn, lan xuống dưới hoặc xuống bìu, tiểu buốt rắt hoặc có máu.
  • Viêm ruột thừa triệu chứng thường phụ thuộc vào thời gian tới khám. Giai đoạn sớm đôi khi chỉ đau vùng thượng vị, sốt nhẹ; Giai đoạn muộn hơn: đau khu trú hố chậu phải, ấn có phản ứng rõ. Viêm ruột thừa nếu không điển hình đôi khi chẩn đoán rất khó khăn, cần phải theo dõi sát triệu chứng, thăm khám nhiều lần và phải cảnh giác nghĩ đến viêm ruột thừa trước các trường hợp đau bụng chưa rõ nguyên nhân.

Định hướng chẩn đoán lâm sàng

Định hướng chẩn đoán lâm sàng

Cận lâm sàng

Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, tùy từng trường hợp bệnh nhân cụ thể để Bác sĩ có sự lựa chọn cho bệnh nhân làm các xét nghiệm lâm sàng nhất định, ví dụ như sau:

  • Chụp bụng không chuẩn bị: tắc ruột, thủng tạng rỗng
  • Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị: tìm sỏi tiết niệu
  • Siêu âm bụng: nhiều tác dụng, phát hiện bệnh ly tụy, gan, đường mật, túi mật, thận, bàng quang, động mạch chủ…. siêu âm định hướng trong chấn thương (FAST).
  • Chụp cắt lớp ổ bụng: viêm tụy, sỏi niệu quản, viêm ruột thừa…
  • Chụp mạch máu: phình tách ĐMC, tắc mạch mạc treo
  • Xét nghiệm máu toàn phần, men tụy, LDH, men gan….

Sau đó căn cứ vào những kết quả thăm khám Lâm sàng và Cận Lâm sàng mà Bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định điều trị cũng như định hướng điều trị tiếp theo tốt nhất cho bệnh nhân của mình.

Nguồn: tổng hợp

 ysidakhoa.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *