Bệnh học: Dấu hiệu bàn tay son

Dấu hiệu bàn tay son

 

Dấu hiệu bàn tay son là một dấu hiệu quan trọng trong việc chẩn đoán chính xác các bệnh về Gan. Dấu hiệu bàn tay son sẽ được chi tiết trong bài viết.

Những người đã phát hiện bị mắc bệnh gan thi thoảng thấy trên bàn tay của mình ở vị trí gờ nổi giữa ngón cái và ngón út xuất hiện một vệt dài màu đỏ giống như xung huyết hoặc có các điểm vân hay cả mảng nếp nhăn màu đỏ khác biệt hơn bình thường.

Khi dùng ngón tay bấm vào đó nó sẽ đổi thành màu trắng nhạt, bỏ tay ra lập tức lại trở về màu đỏ như cũ. Đó chính là hiện tượng “bàn tay bệnh gan – bàn tay son” một dấu hiệu của bệnh nội khoa.

Nếu người nào có hiện tượng bàn tay son như trên là dấu hiệu cảnh báo sớm chức năng trao đổi chất của gan đang có vấn đề.

Mô tả dấu hiệu bàn tay son:

  • Là sự đỏ lên đối xứng của mặt gan bàn tay, đặc biệt ở mô ngón cái và ngón út.
  • Có thể biểu hiện lốm đốm hay mất đi khi ấn vào.
  • Không đau, ngứa hay bong tróc da.
  • Có thể thấy ở mặt gan các ngón tay và các đốt ngón gần.

Dấu bàn tay son

Dấu bàn tay son

Các bệnh lý liên quan:

  • Bệnh lý nguyên phát:
  • Di truyền – Hiếm gặp
  • Có thai – Phổ biến hơn
  • Lão suy
  • Nguyên nhân thứ phát:
  • Bệnh gan mạn
  • Tự miễn (như viêm khớp dạng thấp)
  • Bệnh nội tiết (cường giáp)
  • U nói chung

Cơ chế dấu hiệu

BS Nguyễn Tú Anh (GV Cao đẳng Y Dược TpHCM) cho biết: Dù có nguyên nhân ban đầu là gì, dấu bàn tay son gây nên chủ yếu bởi tăng tưới máu ở lòng bàn tay. Cơ chế chủ yếu là tăng lượng estrogen, tăng tỉ lệ estrogen/testosterone, hay tăng estrogen tự do trong tuần hoàn. Estrogen có ảnh hưởng tăng sinh đối với mạng lưới mao mạch nội mạc tử cung và ảnh hưởng này có thể tương tự đối với lòng bàn tay.

Phụ nữ có thai

Hầu hết do tăng estrogen tuần hoàn, gây ra những thay đổi trong cấu trúc và chức năng của da và vi mạch.

Bệnh gan mạn

Trong bệnh gan mạn có sự tăng nồng độ estrogen trong máu, tăng tỷ lệ estradiol/testosterone hay estrogen tự do.

Một giả thuyết thay thế là sự tổn thương thần kinh tự động và các phản xạ co giãn mạch gây nên bởi sự suy chức năng ở các đoạn nối động tĩnh mạch ở bệnh nhân xơ gan.

Viêm khớp dạng thấp

Ban đỏ lòng bay tay là hiện tượng phổ biến trong viêm khớp dạng thấp, với trên 60% bệnh nhân biểu hiện triệu chứng. Nguyên nhân vẫn còn chưa được biết rõ.

Cường giáp

Tăng nồng độ estradiol-17-beta được thấy ở một vài bệnh nhân cường năng tuyến giáp và cũng là nguyên nhân có thể nhất gây ban đỏ lòng bàn tay.

 Cơ chế của dấu bàn tay son trong bệnh gan

Cơ chế của dấu bàn tay son trong bệnh gan

Giá trị của triệu chứng dấu bàn tay đỏ

Dấu bàn tay son, mặc dù không đặc hiệu nhưng có một số giá trị sau:

  • Nó được nhận thấy tùy trường hợp theo mức độ nặng của bệnh.
  • Trong viêm khớp dạng thấp sự xuất hiện của nó có tiên lượng bệnh tốt hơn với ít biến dạng ngón tay hơn và nồng độ hemoglobin cao hơn.
  • Nó là dấu hiệu thường thấy trong xơ gan, 23% trường hợp xơ gan được xác định trên siêu âm xuất hiện bàn tay son.
  • Nó được thấy trong 15% bệnh nhân với bệnh lý ác tính não nguyên phát hay di căn.

Các bạn sinh viên Cao đẳng Y dược và Y sĩ đa khoa lưu ý: Khi có dấu hiệu đỏ ửng bàn tay không hoàn toàn có nghĩa là bệnh nhân đã có bệnh gan. Kết quả khảo sát y học lâm sàng cho thấy, có không ít người khỏe mạnh lòng bàn tay vẫn bị ửng đỏ, trùng với dấu hiệu này. Vì vậy, người bệnh không nên tự cho rằng mình có thể mắc bệnh gan hay hoang mang về nó khi chưa có kết quả từ CLS (cận lâm sàng).

Nguồn: ysidakhoa.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *