Các loại thảo dược có nguồn gốc tự nhiên đa phần an toàn sức khỏe nhưng nếu áp dụng tùy tiện, tự ý kết hợp với thuốc kê đơn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Y sĩ đa khoa hướng dẫn cách hạ sốt cho trẻ tại nhà vô cùng hiệu quả
- Y sĩ đa khoa hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân viêm đại tràng đúng cách, an toàn
- 5 dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm ở ngực chị em nên đề phòng
Theo báo cáo từ Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Nam Phi, thuốc chữa bệnh có thể kém hiệu quả, thậm chí nguy hiểm hoặc gây tử vong nếu sử dụng cùng lúc thảo dược. Con số mới nhất mà Tin tức Y Dược cập nhật, chính là có đến 90% người bệnh không thông báo với bác sĩ điều trị về những thảo dược họ đang dùng, thậm chí nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra.
Đề có được kết quả này, các nhà khoa học học đã phân tích 49 báo cáo về phản ứng bất lợi của thuốc và kết quả của 2 nghiên cứu quan sát. Theo đó, đa phần người bệnh trong báo cáo đều đang điều trị bệnh tim, ung thư hoặc cấy ghép thận với các thuốc statin, warfarin, thuốc hóa trị liệu hoặc thuốc ức chế miễn dịch. Trong đó cũng có những người mắc bệnh lo lắng, trầm cảm, hoặc rối loạn thần kinh đang sử dụng các loại thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống co giật.
Thảo dược kết hợp thuốc kê đơn khiến bệnh trở nên tồi tệ
Báo cáo cho biết một bệnh nhân tử vong do lên cơn động kinh khi bơi lội mặc dù anh ta thường xuyên sử dụng thuốc chống co giật để điều trị. Khi khám nghiệm tử thi thì kết quả khiến các nhà khoa học bất ngờ, tác dụng của thước đã bị giảm mà nguyên nhân chính bắt nguồn từ việc do người bệnh dùng đồng thời thuốc với thảo dược ginko biloba (bạch quả) khiến quá trình trao đổi chất hay hấp thu của thuốc chữa động kinh bị ảnh hưởng. Một trường hợp khác của một người bệnh dùng statin đã bị chuột rút và đau dữ dội sau khi uống ba chén trà xanh mỗi ngày.
Lý giải về điều này, Y sĩ đa khoa Trung cấp cho biết do ảnh hưởng của trà xanh đối với hàm lượng statin trong máu. Phân tích trên cũng chỉ ra rằng những người bệnh dùng chất chống đông máu, warfarin có thể gây các phản ứng có ý nghĩa lâm sàng sau khi uống thuốc thảo dược chứa hạt lanh, cranberry, rong biển,… do những thảo mộc này có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của warfarin như làm tăng nguy cơ bị chảy máu hoặc hình thành cục máu đông.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc bổ sung thảo dược cũng có liên quan đến các triệu chứng trầm cảm, chúng khiến bệnh trở nên trầm trọng ở những người dùng thuốc chống trầm cảm. Bên cạnh đó những người mắc bệnh ung thư, thuốc hóa trị liệu cũng cho thấy tương tác bất lợi đối với nhữn thảo dược bao gồm: cây cúc dại (được biết đến với tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh cảm), nhân sâm và nước ép quả anh đào dại (chứa chất chống ôxy hóa, vitamin…).
Những bất cập trên đòi hỏi các cơ quan quản lý, công ty dược cần có biện pháp phổ biến, cung cấp thông tin trong các hướng dẫn dùng thuốc để bác sĩ và người bệnh tránh các tác dụng không mong muốn. Bên cạnh đó, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ, y sĩ đa khoa hoặc dược sĩ biết tất cả các loại thuốc bổ sung, bao gồm cả thảo dược mình đang sử dụng, nhất là khi họ được kê đơn thuốc mới.
Đảm bảo an toàn tính mạng là điều trên hết mà bản thân mỗi người muốn khỏe mạnh, do đó bạn cần tuân thủ những hướng dẫn điều trị, kê đơn của bác sĩ, dược sĩ không chỉ là cách giúp thuốc phát huy công dụng hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn sức khỏe.