Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị sỏi mật
Sỏi mật là một trong những bệnh lý thường gặp và rất dễ hay tái phát, bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cũng như sức khỏe của người bệnh.
- Viêm ruột thừa là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh
- Chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu chính xác và hiệu quả
- Những dấu hiệu đầu tiên giúp bạn nhận biết ung thư thực quản
Sỏi mật: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị sỏi mật
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, hiện tượng sỏi mật là sự kết tụ và hình thành các khối rắn chắc của các thành phần có trong dịch mật ở nhiều các vị trí khác nhau trong đường mật như: ống mật chủ, đường dẫn mật trong gan,… Sỏi mật có 2 loại chính: sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật.
Biểu hiện nhận biết sỏi mật
Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học, có đến 80% các trường hợp sỏi mật không có triệu chứng, đặc biệt là sỏi túi mật, bệnh nhân chỉ phát hiện khi sỏi đã lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, những dấu hiệu đầu tiên mà bệnh nhân sỏi mật có thể gặp như: 80% các trường hợp sỏi mật không có triệu chứng, đặc biệt là sỏi túi mật.
Nhưng cũng có khoảng 20% bệnh nhân còn lại mắc sỏi túi mật có những biểu hiện như:
- Đau bụng: Đau do sỏi mật thường khởi phát sau bữa ăn nhiều dầu mỡ, hoặc vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ. Vị trí đau ban đầu có thể hạ sườn phải, sau đó lan ra bả vai phải và ra sau lưng. Cơn đau có thể âm ỉ nhưng cũng có thể rất dữ dội, kéo dài vài giờ cho đến vài ngày.
- Sốt: Đau do sỏi mật thường kèm theo sốt do viêm đường mật, túi mật. Sốt có thể xảy ra trước, hoặc sau cơn đau, kéo dài vài giờ, có khi vài tuần, hàng tháng.
- Vàng da: Vàng da, vàng mắt xảy ra sau đau và sốt 1 – 2 ngày do sỏi gây tắc mật, kèm theo ngứa, nước tiểu vàng, phân bạc. Vàng da mất đi chậm hơn so với đau và sốt.
Nguyên nhân và cơ chế và phương pháp điều trị sỏi mật
Nguyên nhân và cơ chế và phương pháp điều trị sỏi mật
Điều dưỡng viên Lâm Thị Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, sỏi mật được hình thành khi có sự mất cân bằng các thành phần có trong dịch mật. Hiện tượng mất cân bằng này có thể xuất hiện do mất cân bằng do sản xuất, vận chuyển dịch mật trong gan – nơi tiết ra dịch mật, ứ trệ dịch mật kéo dài, viêm đường mật và nhiễm khuẩn dịch mật. Yếu tố cơ địa cũng chính là một trong những yếu tố nguy cơ khiến bệnh nhân có nguy cơ mắc sỏi mật.
Hiện nay, không có bất cứ một phương pháp điều trị chung cho tất cả các loại sỏi, vì vậy dựa vào từng trường hợp cụ thể mà bệnh nhân sẽ có định hướng điều trị khác nhau:
- Điều trị sỏi mật không phẫu thuật
Phương pháp sử dụng thuốc: Bệnh nhân thường được sử dụng các loại thuốc có tác dụng tan sỏi những thuốc này bản chất là acid mật, nhưng chỉ có tác dụng với sỏi cholestel nhỏ hơn 1.5cm và chưa bị canxi hóa. Thời gian điều trị kéo dài và thường bị gián đoạn bởi tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.
Phương pháp tán sỏi mật qua da, nội soi mật tụy ngược dòng gắp sỏi có thể thành công hoặc tạm ổn định tới 80% các trường hợp sỏi đường mật.
- Phẫu thuật
Áp dụng trong những trường hợp sỏi gây biến chứng nghiêm trọng hoặc sỏi lớn, không thể sử dụng thuốc. Ngày nay phẫu thuật nội soi phổ biến và chiếm ưu thế, vì nó đơn giản, nhanh chóng và ít biến chứng hơn so với phương pháp mổ hở. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không can thiệp vì sỏi nằm ở vị trí hiểm hóc, rải rác trong nhu mô gan, hoặc người bệnh không đáp ứng được vì lý do kinh tế, sức khỏe.
Thanh Mai – ysidakhoa.net