Nguyên nhân và các dấu hiệu của chứng mất ngôn ngữ tiến triển

Hội chứng mất ngôn ngữ tiến triển

Một hội chứng thần kinh dạng hiếm làm giảm khả năng ngôn ngữ của người bệnh đó là chứng mất ngôn ngữ tiến triển. Vậy nguyên nhân của hội chứng này là gì ?

Nguyên nhân và các dấu hiệu của chứng mất ngôn ngữ tiến triển
Nguyên nhân và các dấu hiệu của chứng mất ngôn ngữ tiến triển

Theo Y học lâm sàng, hội mất ngôn ngữ tiến triển làm cho người bệnh gặp khó khăn trong việc sắp xếp câu từ, nói một câu hoàn chỉnh và gây ra nhiều rắc rối trong cuộc sống.

Nguyên nhân làm cho người bệnh bị mất ngôn ngữ tiến triển

Khi não bộ bị thoái hóa ở thùy trước của thùy thái dương sẽ là cho trung tâm ngôn ngữ nằm ở bán cầu não trái bị teo đi, điều này làm xuất hiện một loạt các protein bất thường và các vết sẹo. Lúc này, hoạt động của não bộ bị suy giảm. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân có thể dẫn tới hội chứng mất ngôn ngữ tiến triển như: Nếu một người nào đó mắc các khuyết tật về học tập như gặp khó khăn trong đọc, đọc hiểu thì nguy cơ mắc bệnh rất cao. Hoặc nếu trong gia đình đã từng có người mắc hội chứng này, tức là có gen đột biến liên quan tới rối loạn ngôn ngữ thì có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn người khác.

Hội chứng mất ngôn ngữ tiến triển
Hội chứng mất ngôn ngữ tiến triển

Dấu hiệu và biến chứng của chứng mất ngôn ngữ tiến triển

* Tùy thuộc vào trung tâm ngôn ngữ của não và sự thay đổi của người bệnh mà hội chứng này có các biểu hiện khác nhau như: Ban đầu bệnh nhân gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý muốn nói, không biết hoặc không tìm được từ ngữ phù hợp. Khi cần nói tới một đối tượng nào đó thì không thể gọi tên hay mô tả đối tượng một cách rõ ràng. Lâu dần người bệnh gặp khó khăn trong nghe hiểu, đọc hiểu.

Hoàng Thanh giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Thông thường người mắc hội chứng này sẽ dùng sai từ ở phần cuối mỗi câu nói, ngoài ra còn không biết sử dụng các thì động từ, hay dùng các liên từ, đại từ. Ngoài ra bệnh nhân còn thường xuyên mắc lỗi chính tả khi viết hoặc nói.

* Sau khi những biểu hiện bệnh xuất hiện nó sẽ dần dần phát triển trở nên nặng hơn, trong một thời gian dài có thể là hơn chục năm. Dần dần người bệnh sẽ mất khả năng đọc hiểu, nghe hiểu, cuối cùng mất đi khả năng nói. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể vẫn tự chăm sóc được cho bản thân, tuy nhiên nếu bệnh trở nên nặng hơn thì người bệnh sẽ bị mắc chứng trầm cảm, khi đó cần phải được chăm sóc, giúp đỡ từ gia đình.

Phương pháp chẩn đoán để phát hiện chứng mất ngôn ngữ tiến triển

Để có thể phát hiện ra hội chứng mất ngôn ngữ tiến triển thì không thể chẩn đoán bằng các thử nghiệm cụ thể, mà cần có các phương pháp phù hợp như:

Dấu hiệu và biến chứng của chứng mất ngôn ngữ tiến triểnDấu hiệu và biến chứng của chứng mất ngôn ngữ tiến triển

  • Nếu gia đình nhận thấy sự bất thường trong ngôn ngữ của một ai đó thì nên đưa người bệnh tới gặp bác sĩ để làm các bài kiểm tra thông tin, mục đích để kiểm tra khả năng nói, khả năng dùng từ, nghe hiểu, đọc hiểu của người bệnh tránh nhầm lẫn với các bệnh lý nội khoa khác.
  • Cho người bệnh tiến hành xét nghiệm máu để nhận biết các nguyên nhân, có thể là bệnh phát triển do các yếu tố gây tổn thương vùng ngôn ngữ ở não như: thiếu chất, thiếu máu, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết, rối loạn chức năng….
  • Tiến hành chụp CT hoặc MRI để phát hiện xem có tổn thương bên trong hay có khối u trong não hay không.

Phương pháp điều trị cho bệnh nhân mất ngôn ngữ tiến triển

Hiện tại hội chứng mất ngôn ngữ tiến triển chưa có thuốc đặc trị, vậy nên sẽ cần điều trị bằng phương pháp khác như trị liệu. Giúp người bệnh phục hồi khả năng nói dần dần thông qua các hỗ trợ từ phía gia đình, những người xung quanh, luyện tập thường xuyên để bù đắp các ngôn ngữ bị mất dần, thường xuyên cho người bệnh tiếp xúc với các loại thông tin qua sách báo, máy tính, điện thoại, vô tuyến; thường xuyên tương tác, nói chuyện cùng người bệnh cũng giúp cải thiện khả năng nói, nghe hiểu.

Nguồn: ysidakhoa.net – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *