Nhận biết hội chứng Evans ở trẻ em và cách điều trị

Nhận biết hội chứng Evans

Hội chứng Evans là một trong các hội chứng dạng hiếm, nhưng nếu mắc phải nó sẽ gây ra các ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ. Nhận biết hội chứng Evans ở trẻ em và cách điều trị như thế nào?

Nhận biết hội chứng Evans

GV Hoàng Thanh – GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, Hội chứng có liên quan tới sự rối loạn của hệ miễn dịch, nó phá hủy các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong máu, dẫn tới thiếu máu tán huyết tự miễn còn gọi là AIHA. – Tin Y Dược

Dấu hiệu khi trẻ mắc hội chứng Evans

Khi trẻ mắc phải hội chứng này, hệ miễn dịch sinh ra một loại nhầm lẫn trầm trọng đối với các tế bào bình thường của cơ thể. Chúng tiêu diệt các tế bào khỏe mạnh vì lầm tưởng chúng là các tế bào lạ, điều này dẫn tới xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng điển hình của bẹnh nhân mắc Evans như:

– Trể em có dấu hiệu bị giảm tiểu cầu trầm trọng, làm cho cơ thể dễ bị xuất huyết và bầm tím, chảy máu cam thường xuyên, chảy máu chân răng. – Dưới da có những mẩn đỏ nhỏ và nhiều như bị phát ban là tình trạng xuất huyết dưới da.

– Trẻ thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi, da và mắt hơi vàng, nhịp tim cũng tăng nhanh hơn bình thường.

– Các tế bào hồng cầu cũng bị tiêu diệt dẫn tới thiếu máu nghiêm trọng; nước tiểu sẫm như màu nâu đỏ; trẻ thường bị thở hụt hơi…

– Do lượng bạch cầu trong máu giảm nghiêm trọng dẫn tới sức đề kháng của trẻ rất kém, chúng dễ mắc phải các nhiễm trùng ở da hoặc trong miệng, đồng thời thường bị sốt cao.

Trẻ em mắc hội chứng Evans do đâu?

Hệ thống miễn dịch của một người bình thường có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi những loại tế bào lẹ, có thể là xâm nhập từ bên ngoài hoặc từ chính bên trong cơ thể bằng cách sinh ra một loại protein có chức năng đặc biệt gọi là kháng thể. Nhưng khi hệ thống miễn dịch vì một lí do nào đó bị rối loạn, các kháng thể không hoạt động bình thường mà quay sang tấn công chính các tế bào khỏe mạnh xung quanh, chúng nhầm lẫn tín hiệu cho rằng đó là các tế bào lạ gây hại cho cơ thể. Điển hình nhất là tấn công các tế bào máu như: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Tình trạng rối loạn này của hệ miễn dịch được gọi là hội chứng evans.

Trẻ em mắc hội chứng Evans do đâu?

Khi cơ thể mắc phải hội chứng evans, trẻ có khả năng kết hợp mắc phải các bệnh lý nguy hiểm khác khác như: tăng bạch cầu tự miễn, hội chứng Sjogren, lupus, suy giảm miễn dịch dạng phổ biến, hội chứng kháng phospholipid, một số u lympho nhất định, bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính, thiếu IgA.

Điều trị và khắc phục hội chứng Evans ở trẻ

Khi trẻ được chẩn đoán mắc phải hội chứng Evans thì tùy theo mức độ và tình trạng bệnh của từng bệnh nhi mà có các phương pháp điều trị khác nhau. Việc điều trị hội chưng này tập chung vào loại bỏ các tế bào bị phá hủy, đồng thời điều trị giảm bớt các triệu chứng, cải thiện tình trạng sức khỏe của trẻ.

– Đối với bệnh nhi mắc phải thiếu máu tán huyết tự miễn thì phương pháp được ưu tiên lựa chọn thường là các loại thuốc như prednisone. Tuy nhiên đối với bệnh nhân mắc hội chứng Evans thì việc dùng các loại thuốc này kéo dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho lượng đường trong máu, huyết áp. Do vậy cần thực hiện đứng yêu cầu của bác sĩ, đồng thời theo dõi thường xuyên các chỉ số máu để có những phát hiện sớm nhất.

– Phân tán hệ thống miễn dịch, giúp cho các tế bào máu kéo dài thời gian bị phá hủy có thể dùng Immoglobulin tĩnh mạch hay IVIG.

– Một số bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định tiến hành cắt bỏ lá lách để điều trị triệu chứng do hội chứng Evans gây ra, giúp cơ thể cải thiện lượng máu, hạn chế sự phân hủy các tế bào máu.

– Ngoài ra để cải thiện lượng máu cho cơ thể, hạn chế sản xuất các kháng thể đơn dòng có thể dùng thuốc Rituximab.

– Kích thích tủy xương tăng sản sinh các tế bào máu, tăng sản bạch cầu trung tính bằng cách dùng G-CSF (filgrastim), thuốc này thường dùng cho bệnh nhi bị nhiễm trùng nặng.

– Ngoài ra có thể dùng một số loại thuốc để ức chế miễn dịch như: azathioprine, mycophenolate motel, tacrolimus…

Nguồn Y sĩ đa khoa 2019 – Hoàng Thanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *