Những lưu ý khi ăn hồng để tránh gây hại sức khỏe

Ăn hồng như thế nào để tránh tai họa?

Hồng là loại quả tốt cho sức khỏe tuy nhiên khi ăn hồng nếu không cẩn thận có thể bị tắc ruột và nhiều biến chứng khác. Vậy cần lưu ý gì khi ăn quả hồng?

Quả hồng có gây tác hại gì không?
Quả hồng có gây tác hại gì không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi chuyên gia y tế Lê Ngoan – giảng viên VB 2 Cao đẳng Dược 2020, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Các loại hồng có trên thị trường

Hồng là loại cây sống chủ yếu ở vùng ôn đới và khi du nhập vào Việt Nam nó sinh trưởng và phát triển ở những nơi có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt (Lâm Đồng). Hiện nay trên thị trường có hai loại hồng là giống hồng mòng, với lượng tanin cao khi còn xanh, phải đợi đến khi chín mềm mới ăn được. Loại hồng thứ hai là hồng giòn có nguồn gốc từ Nhật Bản. Loại hồng này có hình dẹt, hơi vuông, khi chín có màu vàng cam, thịt màu vàng sáng, ăn giòn, có vị ngọt, không chát. Khi còn xanh, lượng tanin trong hồng lớn nhưng khi chuyển từ xanh sang chín, lượng tanin mất dần đi. Trong quả hồng có khoảng 12 – 16% đường, trong đó chủ yếu là đường glucose và fructose. Cả hai loại hồng đều có chứa nhiều caroten. Người ta thấy rằng trong 100g thịt quả hồng có 0.16 mg caroten, 16 mg vitamin C, ngoài ra còn có các vitamin khác như vitamin PP, vitamin B1, vitamin B2, các hợp chất hữu cơ khác… Quả hồng có thể ăn lúc tươi cũng như khi phơi khô. Khi phơi khô, hàm lượng đường trong hồng tăng lên 60 – 62%. Ngoài ra hồng còn được dùng để làm thuốc.

Tác dụng của quả hồng

Trong quả hồng có chứa nhiều caroten, giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa lão hóa. Với những người hút thuốc lá, beta – caroten có tác dụng giúp ngăn ngừa hình thành ung thư phổi. Bên cạnh đó chuyên gia y tế Đỗ Thị Thu (giảng viên Cao đẳng Y Dược, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cho biết, với hàm lượng vitamin C và các loại chất khác có trong quả hồng nó giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe của da và tóc. Đặc biệt, quả hồng rất tốt cho người có bệnh lý tim mạch. Những người bị tăng huyết áp cũng được khuyên nên ăn hồng vì hồng có tác dụng lợi tiểu nhẹ, giúp hạ áp. Chỉ cần ăn 3 -4 quả hồng mỗi ngày có thể giúp huyết áp ổn định mà không cần dùng thuốc. Người có bệnh lý dạ dày, rối loạn đường ruột khi ăn hồng có tác dụng diệt khuẩn tốt, giảm được chứng ợ hơi, đầy bụng. Khi có những vết thương hoặc vết bỏng để nhanh lành sẹo người ta có thể sử dụng hồng để đắp vào vết thương. Trong đông y, quả hồng ngâm rượu uống có tác dụng bồi bổ để chống suy nhược. Tai hồng phơi hoặc sấy khô dùng để điều trị ho, nấc, đầy bụng. Mứt làm từ quả hồng có tác dụng chữa đau họng, khô họng. Nước ép quả hồng hoặc hồng sấy khô cũng có tác dụng để điều trị tăng huyết áp.

Tác dụng của quả hồng
Tác dụng của quả hồng là gì?

Những lưu ý khi ăn hồng

Khi quả hồng chưa chín hẳn sẽ có chứa nhiều tanin và pectin. Theo tổng hợp từ tin tức y tế, khi ăn hồng xanh hoặc chưa đủ chín, người ta thường thấy có vị chát do nồng độ tanin vẫn còn nhiều. Cả tanin và pectin đều là chất làm săn se niêm mạc ruột và ảnh hưởng đến nhu động ruột. Khi ăn quá nhiều hồng chưa chín kỹ, nhất là ăn vào lúc đối cộng với hàm lượng chất xơ trong quả hồng cao sẽ khiến bụng đầy, khó tiêu, thậm chí còn cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Kể cả khi ăn quả hồng chín nhưng ăn nhiều, lượng chất xơ từ quả hồng có thể vón lại, thành khối bã ở ruột non và gây ra tắc ruột. Do đó, không nên ăn quá nhiều hồng và cũng không nên ăn hồng chưa chín kỹ. Những người hay táo bón, hệ tiêu hóa không tốt, trẻ em, người già răng rụng, người bị tổn thương ruột, có tiền sử phẫu thuật vùng bụng đặc biệt là phẫu thuật dạ dày thì không nên ăn hồng. Khi ăn hồng cần phải chú ý nhai kỹ để tránh tắc ruột.

Nguồn: ysidakhoa.net tổng hợp

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *