Phác đồ điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng 2020
Để đưa ra được phác đồ điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng, người bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Phác đồ điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng 2020 được cập nhật theo phương pháp điều trị kết hợp.
- Chia sẻ phác đồ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng vi rút Cô rô na mới (SARS-CoV-2)
- Phác đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết mới nhất
- Phác đồ điều trị bệnh chuyên khoa Tai Mũi Họng (phần 1)
Vị trí cột sống thắt lưng
Các chuyên gia Y học lâm sàng khuyến cáo, thầy thuốc nên phối hợp các biện pháp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Tình huống có chèn ép rễ có thể chỉ định ngoại khoa.
Điều trị bằng Vật lý trị liệu
Giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ: Y sĩ y học cổ truyền và Y sĩ đa khoa có thể áp dụng các bài tập thể dục, xoa bóp, kéo nắn, chiếu hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng, bùn nóng, paraphin, tập cơ dựng lưng….
Điều trị dùng thuốc giảm đau theo bậc thang giảm đau của WHO
- Bậc 1 – paracetamol 500 mg/ngày uống 4 đến 6 lần, không quá 4g/ngày. Thuốc có thể gây hại cho gan.
- Bậc 2 – Paracetamol kết hợp với codein hoặc kết hợp với tramadol: Ultracet liều 2-4 viên/24giờ, tuy nhiên uống thuốc này thường gây chóng mặt, buồn nôn. Efferalgan-codein liều 2-4 viên/24giờ.
- Bậc 3 – Opiat và dẫn xuất của opiat.
Điều trị dùng thuốc chống viêm không steroid
Chọn một trong các thuốc sau. Y sĩ lưu ý tuyệt đối không phối hợp thuốc trong nhóm vì không tăng tác dụng điều trị mà lại có nhiều tác dụng không mong muốn.
- Diclofenac viên 25mg, 50 mg, 75mg: liều 50 – 150mg/ ngày, dùng sau khi ăn no. Có thể sử dụng dạng ống tiêm bắp 75 mg/ngày trong 2-3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
- Meloxicam viên 7,5 mg: 2 viên/ngày sau khi ăn no hoặc dạng ống tiêm bắp 15 mg/ngày x 2- 3 ngày nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
- Piroxicam viên hay ống 20 mg, uống 1 viên /ngày uống sau khi ăn no, hoặc tiêm bắp ngày 1 ống trong 2-3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
- Celecoxib viên 200 mg liều 1 đến 2 viên/ngày sau khi ăn no. Không nên dùng cho bệnh nhân có bệnh tim mạch và thận trọng ở người cao tuổi.
- Etoricoxib (viên 60mg, 90mg, 120mg), ngày uống 1 viên, thận trọng dùng ở người có bệnh lý tim mạch.
- Thuốc chống viêm bôi ngoài da: diclofenac gel, profenid gel, xoa 2-3 lần/ngày ở vị trí đau.
Điều trị bằng vật lý trị liệu
Điều trị dùng thuốc giãn cơ
Y sĩ đa khoa có thể lựa chọn sử dụng nhóm thuốc giãn cơ trong điều trị như:
- eperison (viên 50mg): 3 viên/ngày, hoặc tolperisone (viên 50mg, 150mg): 2-6 viên/ngày.
Điều trị dùng thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm
Piascledine 300mg (cao toàn phần không xà phòng hóa quả bơ và đậu nành):
- 1 viên/ngày + Glucosamine sulfate và chondroitin sulphat, uống trước ăn 15 phút, dùng kéo dài trong nhiều năm.
- Thuốc ức chế IL1: diacerhein 50mg (viên 50mg) 1-2 viên /ngày, dùng kéo dài trong nhiều năm.
Tiêm corticoid tại chỗ
Tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison acetat, hoặc methyl prednisolon acetate trong tình huống đau thần kinh tọa, tiêm cạnh cột sống, tiêm khớp liên mấu (dưới màn tăng sáng hoặc dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính).
Điều trị ngoại khoa
Chỉ định khi thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống gây đau thần kinh tọa kéo dài, hoặc có hẹp ống sống với các biểu hiện thần kinh tiến triển nặng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà các biện pháp điều trị nội khoa không kết quả. Trong tình huống đĩa đệm thoái hóa nhiều, có thể xem xét thay đĩa đệm nhân tạo.
Mọi người tham gia nhóm Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật thông tin: Tư vấn bán thuốc, đơn thuốc hay, cách phối hợp thuốc hiệu quả!
Nguồn: ysidakhoa.net