Khi hệ thần kinh bị tổn thương, người bệnh có thể gặp hiện tượng rối loạn cơ tròn, ảnh hưởng tới khả năng đại – tiểu tiện chủ động. Vậy triệu chứng của bệnh là như thế nào?
- Cùng tìm hiểu hướng điều trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
- Bệnh nhân bị tiêu chảy nên và không nên ăn những thực phẩm nào?
- Bệnh ung thư tế bào gai ở da là gì?
Hệ thần kinh bị tổn thương người bệnh có thể gặp hiện tượng rối loạn cơ tròn
TÌM HIỂU RỐI LOẠN CƠ TRÒN LÀ GÌ?
Theo Bác sĩ, Giảng viên Y sĩ đa khoa cho biết: Rối loạn cơ tròn là một rối loạn chức năng phổ biến thường gặp ở bệnh nhân tổn thương thần kinh. Các triệu chứng của rối loạn cơ tròn thường xuất hiện sau những bệnh lý, tổn thương hệ thần kinh như tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, chấn thương cột sống,…
Ngoài ra, vấn đề tuổi tác cũng là một nguyên nhân dẫn đến suy giảm khả năng kiểm soát cơ tròn.
TRIỆU CHỨNG RỐI LOẠN CƠ TRÒN Ở BỆNH NHÂN SUY GIẢM CHỨC NĂNG NÃO BỘ
Rối loạn cơ tròn trên bệnh nhân suy giảm chức năng não bộ được phân theo 2 loại phụ thuộc vào các dấu hiệu rối loạn ở người bệnh là rối loạn cơ tròn bàng quang và rối loạn cơ tròn hậu môn, cụ thể:
Rối loạn cơ tròn bàng quang
Đây là dạng rối loạn cơ tròn có tỉ lệ người mắc cao hơn. Các triệu chứng rối loạn cơ tròn bàng quan được thể hiện ở nhiều mức độ:
Tiểu khó: Bệnh nhân rất khó khăn khi đi tiểu và mất nhiều thời gian. Họ đi tiểu lắt nhắt kèm cảm giác tiểu buốt.
Bí tiểu: Người bệnh thường mất cảm giác buồn tiểu, nước tiểu quá đầy trong bàng quang sẽ tự động chảy ra ngoài. Hoặc bệnh nhân vẫn có cảm giác buồn tiểu nhưng không đi tiểu được do không điều khiển được tròn.
Tiểu tự động: Nước tiểu tự chảy ra hoặc tự dừng không theo ý muốn của bệnh nhân. Loại rối loạn này thường rất nghiêm trọng do dễ gây viêm loét trên da bệnh nhân và nhiễm trùng tiết niệu.
Rối loạn cơ tròn hậu môn do suy giảm chức nặng não bộ
Tỷ lệ bệnh nhân bị suy giảm chức năng não bộ gặp phải các triệu chứng rối loạn cơ tròn hậu môn có phần thấp hơn rối loạn cơ tròn bàng quang, tuy nhiên cũng không hiếm gặp các trường hợp người bệnh gặp phải những rắc rối này.
Phân loại triệu chứng rối loạn cơ tròn hậu môn cụ thể như sau:
Táo bón: Bệnh nhân không đi đại tiện nhiều ngày do không có cảm giác buồn đại tiện hoặc có cảm giác buồn đại tiện nhưng không thể đi được do không điều khiển được cơ tròn.
Đại tiện không chủ động: bệnh nhân mất cảm giác mót rặn, phân tự đi ra do cơ hậu môn luôn mở. Cũng giống như rối loạn bàng quang dạng tiểu tiện không tự chủ, đại tiện không chủ động dễ dẫn đến viêm loét và nhiễm trùng.
Tập luyện những bài tập hồi phục toàn diện để nâng cao thể chất
GIẢI PHÁP CHĂM SÓC ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN BỊ RỐI LOẠN CƠ TRÒN LÀ GÌ?
Chăm sóc bệnh nhân bị rối loạn cơ tròn không chỉ yêu cầu sự kiên trì, chịu khó mà còn cần những kiến thức khoa học cơ bản. Dưới đây là những cách chăm sóc và điều trị đối với bệnh nhân bị rối loạn cơ tròn như sau:
Dinh dưỡng cho người rối loạn cơ tròn
Người bệnh cần được ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hoá. Chế độ ăn cần đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu đạm, dễ hấp thu, ít chất bã. Đặc biệt ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin A,B,C và chất xơ. Bạn cũng đừng quên cho bệnh nhân uống đủ nước mỗi ngày.
Một số lưu ý trong chế độ ăn cho người bệnh mắc rối loạn cơ tròn:
- Chất đạm: Nên ưu tiên sử dụng các thực phẩm chứa đạm không có nhiều cholesterol, các loại có đạm từ thực vật và động vật như cá, trứng, đậu nành, sữa, thịt nạc…
- Đảm bảo các vitamin và khoáng chất cần thiết: Các loại rau xanh, có nguồn vitamin dồi dào, các loại trái cây tươi (cam, việt quất, cà chua, bưởi,…) chứa chất chống oxy hóa cao, làm giảm nguy cơ thoái hóa tế bào đặc biệt đối với hệ thần kinh.
- Hạn chế ăn mặn: Muối được sử dụng nhiều làm tăng khả năng hấp thu nước trong máu gây ra tình trạng cao huyết áp (nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ).
- Chất kích thích: Nói không với chất kích thích.
Chăm sóc hệ tiêu hoá và tiết niệu cho bệnh nhân:
Bên cạnh vấn đề dinh dưỡng cơ tròn, bệnh nhân bị rối loạn cơ tròn cũng cần được chăm sóc hệ tiêu hoá và tiết niệu một cách kĩ càng hơn, cụ thể:
Cẩn thận chăm sóc hệ tiêu hóa được ổn định:
- Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ
- Dùng tay xoa dọc khung đại tràng
- Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ ( từ phải qua trái )
- Kích thích đại tràng bằng tay (kích thích cơ hậu môn để cơ hậu môn mở, chất thải đi ra ngoài dễ dàng hơn)
- Sử dụng thuốc nhuận tràng
- Nếu bệnh nhân không thể tự đi đại tiện được cần phải tháo thụt phân
- Cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh tránh trường hợp nhiễm khuẩ
Chăm sóc hệ tiết niệu:
Mỗi 4 tiếng tập cho bệnh nhân ngồi bô để tiểu tiện.
- Xoa bóp bàng quang để kích thích cảm giác buồn tiểu.
- Sử dụng nước ấm để chườm lên bàng quang khi bệnh nhân đi tiểu tiện.
- Cho người bệnh nghe tiếng nước suối chảy róc rách giúp kích thích tiểu tiện.
- Nếu người bệnh không thể tự tiểu tiện được thì họ cần được hỗ trợ bằng cách đặt ống sonde. Các dụng cụ y tế chăm sóc và cả người chăm sóc cần phải được giữ vệ sinh tuyệt đối.
Đặc biệt bệnh nhân cần kiểm tra màu sắc của nước tiểu mỗi ngày để phát hiện kịp thời bất thường