Một trong những dược liệu cổ quý hiếm được sử dụng với rất nhiều công dụng trong y học đó là Giảo cổ lam. Chính vì vậy, cây dược liệu này còn được ưu ái đặt tên – cỏ trường thọ. Ngày nay, tác dụng của giảo cổ lam được các nhà khoa học chứng minh các với những bằng chứng rất rõ ràng. Tôi cùng các bạn cùng tìm hiểu nhé!
- Một số kiêng kị cần phải nhớ để tránh khi uống sữa đậu nành
- Những tác dụng phụ khi ăn rau muống quá nhiều
- Rụng tóc là một quá trình tự nhiên, không phải lúc nào cũng đáng lo
Giảo cổ lam 5 lá
Một số thông tin về Cây thuốc quý – Giảo Cổ Lam
Giảo cổ lam có tên khoa học là: Gynostemma pentaphyllum thuộc họ Bầu Bí là loại dược liệu quý và có các tên gọi khác là cỏ trường thọ, cỏ thần kỳ, cây trường sinh. Ở Trung Quốc gọi là “cỏ trường thọ”, Ở Nhật Bản thì được gọi là “phúc ấm thảo.
Giảo cổ lam là loại cây thân leo, mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá, thuộc hoa đơn tính khác gốc. Lá của loại thảo mộc này giống lá kép hình chân vịt, có nhiều hoa nhỏ màu trắng trên mỗi cụm hoa ma. Quả khô khi chín màu đen,hình cầu, Loài cây này sính sống nhiều ở độ cao trên dưới 2000m so với mặt nước biển, trong các khu rừng ẩm thấp và thưa, khí hậu lạnh quanh năm. Giảo cổ lam đã được phát hiện tại Bắc Triều Tiên, Nhật Bản, Nam Trung Quốc và các tỉnh vùng núi phía Bắc của Việt Nam, hiện nay cũng đượctìm thấy một vùng núi của Trung bộ như núi Ngọc Linh huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam.
Hình ảnh cây giảo cổ lam
Theo Tin Tức Y Dược được biết: Từ xưa, Giảo cổ lam trong sách cổ “Nông chính toàn thư hạch chú” đã được ghi năm 1639 của Trung Quốc và được các vua chúa Trung Quốc sử dụng để tăng cường sức khỏe, làm đẹp. kéo dài tuổi thọ, Hoàng đế Tần Thủy Hoàng Đặc biệt, ưu ái loài cây này tới mức sử dụng nó hàng ngày và đặt tên là “Trường sinh thảo”.
Năm 1976, khi nghiên cứu một bộ lạc sống trên vùng núi cao, người Nhật Bản đã tình cờ phát hiện ra người dân nơi đây có tuổi thọ bình quân là 98, họ đã dùng Giảo cổ lam chế biến thành trà uống hàng ngày, để tăng cường sức khỏe. Người dân Nhật gọi giảo cổ lam là Phúc âm thảo.
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam đã ghi nhận tác dụng của giảo cổ lam: giảo cổ lam chứa hơn 100 hoạt chất saponin có cấu trúc tương tự nhóm dammaran trong nhân sâm. Những hoạt chất này có tác dụng giúp giảm cholesterol toàn phần, giảm triglycerid, ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa ở động mạch, ổn định đường huyết và huyết áp…
Thành phần trong cây Cây Giảo Cổ lam
Saponin và flavonoid là thành phần chính của Cây Giảo Cổ Lam. Ngoài ra còn chứa các chất vi khoáng như kẽm, sắt, mangan, phốt pho … Loại giảo cổ lam 7 lá loại loại chứa nhiều thành phần saponin nhất gấp 3 đến 4 lần nhân sâm.
Giảo cổ lam có mấy loại
Hiện nay đang có 3 loại Giảo Cổ Lam chính thống hiện nay: Giảo cổ lam 3 lá, 5 lá và 7 lá. loại nào được sử dụng để làm thuốc cũng đều có hiệu quả trị bệnh, cao nhất đó chính là ngũ diệp sâm (giảo cổ lam 5 lá).
Một số tác dụng của Giảo Cổ Lam
GS.TS. Phạm Thanh Kỳ (Thầy thuốc nhân dân, Nguyên hiệu trưởng trường ĐH Dược Hà Nội ).Kể từ khi phát hiện ra giảo cổ lam, đã đăng ký đề tài khoa học cấp nhà nước, cùng với đó là rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước để làm rõ tác dụng của giảo cổ lam.
Giảo cổ lam giúp ngăn ngừa xơ vữa mạch, làm giảm cholesterol máu
Phạm Thanh Kỳ cùng các cộng sự năm 1999 đã công bố những đánh giá bước đầu về tác dụng của giảo cổ lam giúp làm giảm cholesterol máu. Nghiên cứu chỉ ra rằng, sử dụng trong vòng 30 ngày đã làm giảm 71% cholesterol toàn phần so với nhóm không sử dụng. Trên tạp chí dược liệu năm 1999.Kết quả đã được đăng tải
Một số nghiên cứu khác của nhiều nhà khoa học cũng đã minh chứng Các thành phần hoạt chất của giảo cổ lam giúp giảm tổng lượng cholesterol khi bị tăng lipid máu, giảm nồng độ nitrat, giảm mức chất béo trung tính
Nghiên cứu tác dụng của Giảo cổ lam trên bệnh mỡ máu
Tác dụng Giảo cổ lam giúp ổn định lượng đường trong máu
Hoạt chất mới Đã được Viện Dược liệu Trung ương kết hợp với Viện Karolinska Thụy Điển, năm 2004 tìm ra. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được hoạt chất này và một saponin mới và đặt tên là Phanosid (lấy tên trưởng nhóm nghiên cứu nhà khoa học Đào Văn Phan), Giảo cổ lam có thể ngăn chặn và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Điều này đã được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu từ Viện Dược liệu Trung ương kết hợp với Viện Karolinska Thụy Điển, Trung Quốc …
Nghiên cứu tác dụng ổn định lượng đường của Giảo cổ lam
Tác dụng Giảo cổ lam với bệnh tim mạch
Tác dụng làm giảm cholesterol máu của Giảo cổ lam, giúp ngăn ngừa xơ vữa mạch, giúp máu lưu thông dễ dàng lên não nên giúp người bệnh giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc. tỉnh táo, sảng khoái, Các nhà khoa học đã minh chứng giảo cổ lam có tác dụng phòng ngừa các biến chứng tim mạch, ổn định huyết áp,
Ngoài ra gần đây, còn phát hiện ra chất Adenosin trong giảo cổ lam 5 lá, do GS. TSKH. Trần Văn Sung (nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam) không thấy hiện diện trong 7 lá và 3 lá, có tác dụng rất tốt cho tim mạch.
Tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch và kháng ung thư, chống oxy hóa của giảo cổ lam
Nhiều công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học như GS.TS. Phạm Thanh Kỳ cùng PGS.TS.Trần Lưu Vân Hiền năm 2011.Năm 2012, ông GS.TS. Phạm Thanh Kỳ cùng các cộng sự Hàn Quốc đã lần đầu tiên tìm thấy hoạt chất saponin mới và đặt tên là gypenosid VN 01 – 07. Các chất mới này được chứng minh là có khả năng tiêu diệt mạnh tế bào ung thư vú, đại tràng, phổi, tử cung.
Nhiều hợp chất được phân lập từ giảo cổ lam cho thấy ức chế sự tăng sinh trưởng của tế bào ung thư, ngoài ra còn các chất oxy hóa giúp hỗ trợ ngăn ngừa, điều trị,bệnh ung thư cực kỳ hiệu quả.
Hiện nay, các chế phẩm từ cây dược liệu này đã được nhiều quốc gia như Mỹ, Đức, Nga…sử dụng chính thức trong hỗ trợ điều trị ung thư.
Một số tác dụng khác của giảo cổ lam
Tác dụng giảm cân
Gần đây, các nhà khoa học còn chứng minh tác dụng của Cây Giảo cổ lam giúp hoạt hóa enzyme, thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo và tăng chuyển hóa đường trong cơ thể, giúp giảm cân cải thiện tình trạng thừa cân, béo phì,.
Công dụng kháng khuẩn, ức chế enzyme α-glucosidase
Các hoạt tính sinh học của dược liệu này giúp kháng khuẩn, ức chế enzyme α-glucosidase. Từ đó có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa và chữa trị bệnh tiểu đường đạt hiệu quả cao.
Giảo cổ lam có thể sử dụng cho nhiều đối tượng ở nhiều độ tuổi khác nhau
Vậy Giảo cổ lam ai nên sử dụng?
Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Với nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người Giảo cổ lam là một cây thảo dược có thể sử dụng với nhiều đối tượng lứa tuổi khác nhau. Đặc biệt là những người:
- Người người thiểu năng tuần hoàn não, cao huyết áp,
- Người mắc bệnh lý về mỡ máu, tim mạch
- Người bị tiểu đường tuýp 2
- Người bị béo phì
- Người hay gặp các triệu chứng căng thẳng, mệt mỏi, , hoa mắt, chóng mặt,đau đầu khó ngủ, di chứng sau tai biến mạch máu não
- Người muốn tăng cường sức đề kháng
- Người độ tuổi trung niên dùng thay trà.
Lưu ý khi sử dụng
Những trường hợp sau đây không được sử dụng:
- Phụ nữ đang mang thai.
- Phụ nữ đang cho con bú.
- Trẻ em dưới 6 tuổi.
- Người dùng thuốc chống thải loại khi cấy ghét.
- Các trường hợp bị chứng hư hàn: mệt mỏi, thở ngắn, đuối sức, chân tay lạnh, chịu rét kém, đổ mồ hôi.
Tác dụng phụ Cây Giảo Cổ Lam
Bên cạnh đó, sử dụng dược liệu này đúng cách để phát huy được các tác dụng bảo vệ sức khỏe cần chú ý:.
- Bị mất ngủ, khó ngủ: vì dược liệu này giúp kích thích thần kinh, tăng hưng phấn.
- Bị đầy bụng: khi sử dụng trà giảo cổ lam đã qua đêm sẽ gây ra đầy bụng.
- Huyết áp hạ: sử dụng giảo cổ lam quá liều lượng sẽ gây nên tình trạng hạ huyết áp đột ngột dẫn đến cơ thể luôn mệt mỏi. Vì dược liệu này có tác dụng hạ huyết áp và cân bằng lại huyết áp, nhưng khi dùng quá nhiều sẽ làm cho huyết áp xuống nhanh và đột ngột.
– Trà giảo cổ lam tác động lên quá trình chuyển hóa lipid và làm tiêu mỡ dư thừa nhưng lại kích thích tiêu hóa nên gây cảm giác nhanh đói. Vì vậy, người béo phì, thừa cân, muốn giảm béo thì không được ăn quá dư thừa năng lượng, phải kiểm soát chặt chẽ chế độ dinh dưỡng,
– Đối với các bệnh nhân mắc bệnh lý tiểu đường tuýp 2, mỡ máu cao, huyết áp cao, tim mạch… nên uống mỗi ngày tối thiểu 15-30g trà Giảo cổ lam
Như vậy Giảo cổ lam có quá nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta, đây là loài dược liệu quý hiếm cần được bảo tồn và nhân giống.
Nguồn: ysidakhoa.net tổng hợp