Tổng quan bệnh lý ngoại khoa thủng ổ loét dạ dày tá tràng
Thủng ổ loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý nguy hiểm hãy cùng tìm hiểu về bệnh án thủng ổ loét dạ dày tá tràng, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách xử lý hiệu quả.
- Tổng quan về chứng bệnh chảy máu đường tiêu hóa trên
- Tổng quan về bệnh phình giãn thực quản
- Nhận biết những dấu hiệu chảy máu do viêm loét dạ dày tá tràng
Tổng quan bệnh lý ngoại khoa thủng ổ loét dạ dày tá tràng
Thủng ổ loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?
Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường CAo đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, thủng ổ loét dạ dày tá tràng là một trong bốn bệnh lý cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, điển hình gồm viêm ruột thừa cấp, tắc ruột, viêm tụy cấp. Đây là một biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, ổ loét có thể mới hoặc đã bị xơ chai đều có thể bị thủng. Trong trường hợp này, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.
Thủng ổ loét dạ dày có thể gặp ở nhiều độ tuổi và nhiều độ tuổi khác nhau. Nhưng theo các thống kê cho thấy: thủng ổ loét dạ dày tá tràng gặp nhiều hơn ở nam giới với tỷ lệ: 9 nam -1 nữ; nhiều nhất ở độ tuổi từ 30-50 tuổi.
Một số điều kiện thuận lợi để bệnh bộc phát là:
- Thời tiết: Thường gặp ở mùa rét nhiều hơn mùa nóng, đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột: từ lạnh sang nóng và ngược lại.
- Bữa ăn: Thủng ổ loét có thể xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau nhưng nhiều hơn sau các bữa ăn thịnh soạn.
- Yếu tố khác: Sang chấn tinh thần, phẫu thuật hay dùng NSAIDs hoặc corticoid lâu ngày,… dễ xảy ra tình trạng này hơn.
Đa số các bệnh nhân bị thủng ổ loét dạ dày tá tràng thủng 1 lỗ, xuất hiện trên nền ổ loét xơ chai hay ổ loét non. Tỷ lệ thủng loét tá tràng cao hơn thủng dạ dày và vị trí hay gặp là ở mặt trước hành tá tràng hoặc bờ cong nhỏ dạ dày.
Thủng ổ loét dạ dày là bệnh lý vô cùng nguy hiểm
Triệu chứng thủng ổ loét dạ dày tá tràng
Nhận biết thủng ổ loét dạ dày tá tràng không khó, đa số người bệnh có biểu hiện rõ ràng và điển hình sau:
- Bỗng nhiên đau đột ngột, dữ dội như dao đâm vùng thượng vị. Đau ở vùng thượng vị tiếp tục lan ra ở khắp bụng, cơn đau liên tục không dứt khiến bệnh nhân không dám hít thở mạnh. Và luôn phải gập người về phía trước khi di chuyển.
- Có biểu hiện của viêm phúc mạc toàn thể, làm liệt ruột, mất nhu động ruột.
- Có thể buồn nôn hoặc nôn. Trong trường hợp nếu có hẹp môn vị trước đó thì thường nôn ra dịch nâu đen. Hiếm gặp nôn ra máu.
- Quan sát thấy vùng bụng nổi rõ các múi cơ thẳng vùng thượng vị, bụng co cứng cơ liên tục và cảm giác cứng khi sờ nắn.
- Mặt mày xanh xám, nhợt nhạt, lo âu, sợ hãi, thân nhiệt hạ thấp < 36 độ. Trong trường hợp muộn có tình trạng nhiễm trùng với các dấu hiệu như: sốt, hốc hác, mắt trũng, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi,…
Bệnh nhân cần được điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm
Điều trị thủng ổ loét dạ dày tá tràng
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, để điều trị thủng ổ loét dạ dày tá tràng thì bệnh nhân có thể điều trị bằng nội khoa và ngoại khoa. Việc điều trị nội khoa chỉ là phương pháp điều trị tạm thời bằng phương pháp hút liên tục (phương pháp Taylor ) nhưng chủ yếu là điều trị ngoại khoa khâu lỗ thủng hoặc cắt dạ dày bằng cách mổ mở kinh điển theo đường giữa trên rốn hay phẫu thuật nội soi.
Kết quả chữa trị phụ thuộc thời điểm cấp cứu sớm hay muộn. Nếu bệnh nhân được xử trí trong 6h đầu, thì kết quả rất tốt và tỷ lệ tử vong thấp. Còn trường hợp quá 48h, đã có nhiễm trùng màng bụng thì việc điều trị không mang lại kết quả khả quan: nguy cơ tử vong vẫn cao thường do VFM hoặc Ure máu cao.
Để phòng tránh biến chứng nguy hiểm này, người bệnh loét dạ dày tá tràng cần điều trị tích cực bằng thuốc theo chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ, lưu ý đến chế độ ăn uống và theo dõi bệnh tiến triển trong những ngày thời tiết chuyển mùa. Bên cạnh đó, cần tránh rượu bia, tránh các bữa ăn nặng nề và tuyệt đối không được dùng cortison – là loại thuốc có thể gây thủng dạ dày tá tràng.
Thanh Mai – ysidakhoa.net
Nguồn: Tổng hợp