Tổng quan về hội chứng tắc ruột trong bệnh lý ngoại khoa
Tắc ruột được coi là một trong những cấp cứu ngoại khoa thất thường gặp, việc chẩn đoán sớm và cấp cứu kịp thời là một trong những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
- Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị vết thương bụng
- Các phương pháp chuẩn đoán hình ảnh vỡ tạng rỗng trong chấn thương bụng
- Hội chứng chảy máu trong ổ bụng có nguy hiểm không?
Tổng quan về hội chứng tắc ruột trong bệnh lý ngoại khoa
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết hội chức tắc ruột được đặc trưng bởi tình trạng ngừng lưu thông của hơi và dịch tiêu hoá trong lòng ruột gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hội chứng này, việc điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân hạn chế được nguy cơ hoại tử ruột thậm chí là tử vong.
Tắc ruột là một cấp cứu ngoại khoa rất thường gặp trong cấp cứu ổ bụng, chỉ đứng sau viêm ruột thừa. Có rất nhiều nguyên nhân gây tắc ruột khác nhau. Triệu chứng, các rối loạn tàon thân,tại chỗ và mức độ cấp tính thay đổi phụ thuộc vào cơ chế tắc ( do thắt nghẹt hay bít tắc), vị trí tắc (tắc ở đại tràng hay ruột non). Chẩn đoán nhiều khi còn khó khăn mặc dù đã có nhiều phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại đã được áp dụng.
Nguyên nhân và cơ chế tắc trong hội chứng tắc ruột
Nguyên nhân và cơ chế tắc trong hội chứng tắc ruột
Tắc ruột cơ học:
Nguyên nhân ở trong lòng ruột, ở ruột non:
- Giun đũa dính kết lại gây tắc ruột là nguyên nhân thường gặp ở trẻ em và người lớn ở những vùng nông thôn, trồng rau, ăn uống mất vệ sinh
- Tắc do khối bã thức ăn (măng, xơ mit, quả sim…) gặp ở người già, rụng răng, suy tuỵ hoặc đã bị cắt dạ dày.
- Sỏi túi mật gây viêm, thủng vào tá tràng và di chuyển xuống ruột gây tắc rất hiếm gặp ở Viêt Nam.
Ở đại tràng:
- Các khối ung thư của ruột non và của đại tràng, trong đó ung thư đại tràng trái hay gặp nhất.
- Các khối u lành tính của thành ruột với kích thước lớn có thể gây tắc ruột nhưng ít gặp.
- Hẹp thành ruột do viêm nhiễm hoặc do sẹo xơ: Lao ruột, bệnh Crhon ruột, viêm ruột sau xạ trị, hẹp miệng nối ruột, hẹp ruột sau chấn thương.
- Lồng ruột: Là do đoạn ruột phí trên chui vào đoạn ruột phí dưới, có nhiều kiểu lồng khác nhau như lồng hồi – hồi tràng, lồng hồi – đại tràng, lồng đại – đại tràng. Lồng cấp tính thường gặp ở trẻ em còn bú, ở người lớn ít gặp và thường phối hợp với các nguyên nhân tắc ruột ở thành ruột như khối u, túi thừa…
Dấu hiệu nhận biết hội chứng tắc ruột
Dấu hiệu nhận biết hội chứng tắc ruột
- Triệu chứng cơ năng
Đau bụng: Đau bụng bao giờ cũng là triệu chứng khởi phát của bệnh.
Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, tính chất đau điển hình trong tắc ruột là đau thành cơn. Cơn đau có thể khởi phát từ từ hoặc đột ngột, dữ dội, bắt đầu ở vùng rốn hoặc mạng sườn và nhanh chóng lan toả khắp ổ bụng. Hỏi kỹ tính chất đau có thể giúp hướng tới căn nguyên gây tắc. Trong tắc ruột do bít tắc, đau bụng thường thành cơn điển hình, ngoài cơn thấy không đau hoặc đau nhẹ.
Trong xoắn ruột, đau bụng khởi phát đột ngột, dữ dội như xoắn vặn, đau liên tục, không thành cơn lan ra sau lưng hoặc vùng thắt lưng. Người bệnh tìm đủ mọi tư thế để giảm đau nhưng không có hiệu quả.
Nôn:
Nôn xuất hiện đồng thời với cơn đau nhưng không làm cho cơn đau giảm đi. Lúc đầu nôn ra thức ăn, sau nôn dịch mật, muộn hơn chất nôn có thể giống như phân. Tính chất nôn phụ thuộc chủ yếu vị trí tắc, nôn nhiều và sớm trong tắc ruột cao, nôn muộn hoặc chỉ buồn nôn trong tắc ruột thấp.
Bí trung, đại tiện: Bí trung tiện có thể có ngay sau khi bệnh khởi phát vài giờ.
Bí đại tiện nhiều khi không rõ ràng, trong trường hợp tắc cao có thể thấy còn đại tiện do đào thải chất bã và phân dưới chỗ tắc. Nhưng dù có đại tiện nhưng không làm hết đau hay giảm cơn đau bụng.
- Triệu chứng toàn thân
Tình trạng toàn thân phụ thuộc trứơc hết vào cơ chế tắc ruột, vị trí tắc và thời gian tắc. Nếu đến sớm dấu hiệu mất nước và rối loạn các chất điện giải thường không rõ.
Nếu đến muộn và tắc càng cao thì dấu hiệu mất nước càng rõ rệt với các triệu chứng khát nước, mắt trũng, môi khô, da nhăn, nước tiểu ít, thậm chí là có dấu hiệu sốc do giảm khối lượng tuần hoàn. Trong xoắn ruột, sốc có thể xuất hiện ngay trong những giờ đầu của bệnh do nhiễm độc.
- Triệu chứng thực thể
Bụng chướng, mềm:
Bụng không chướng ngay từ đầu và cũng rất thay đổi. Lúc đầu chỉ chướng ở giữa bụng hoặc ở mạng sườn, sau đó bụng chướng dần lên.
Trong tắc hỗng tràng cao, sát góc Treitz, bụng không chướng, thậm chí là bụng xẹp.
Bụng chướng nhiều trong tắc ruột muộn, chướng dọc khung đại tràng trong tắc đại – trực tràng thấp. Chướng đều trong tắc ruột do bít tắc. Chướng lệch trong xoắn ruột nghẹt.
Dấu hiệu quai ruột nổi: Nhìn có thể thấy khối phồng trên thành bụng, sờ nắn có cảm giác căng, bờ rõ, gõ vang. Khi sờ thấy một quai ruột rất căng và đau, không di động (dấu hiệu VolWahl) là dấu hiệu rất có giá trị để chẩn đoán là tắc do xoắn, nghẹt ruột.
Dấu hiệu rắn bò: Trong cơn đau thấy quai ruột nổi gồ và di chuyển trên thành bụng. Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất của tắc ruột cơ học. Nhưng khi không có dấu hiệu này cũng không loại trừ được tắc ruột.
Thanh Mai – ysidakhoa.net