Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị vết thương bụng
Vết thương bụng là một trong những cấp cứu ngoại khoa vô cùng quan trọng, việc nhận biết và có định hướng điều trị sớm đối với những bệnh nhân này là yếu tố sống còn đối với bệnh nhân.
- Các phương pháp chuẩn đoán hình ảnh vỡ tạng rỗng trong chấn thương bụng
- Nguyên nhân gây chảy máu do tăng áp lực tĩnh mạch cửa
- Hội chứng chảy máu trong ổ bụng có nguy hiểm không?
Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị vết thương bụng
Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, vết thương thấu bụng là thương tổn hoặc trực tiếp vào thành bụng xuyên thấu từ ngoài da đến thủng lớp phúc mạc, hoặc gián tiếp đi từ các vùng khác như vết thương ngực – bụng (thủng cơ hoành); vết thương chọc thủng tầng sinh môn xuyên thấu vào phúc mạc, thậm chí vết thương từ phía lưng xuyên ra trước gây thủng phúc mạc… Các tạng bên trong hoặc là bị thương tổn hoặc là không bị thương tổn.
Vết thương thấu bụng cần được chẩn đoán và xử trí sớm vì tổn thương tạng tiêu hóa bên trong có thể gây nên nguy hiểm đến tính mạng người bệnh đặc biệt là các tổn thương tạng đặc – mạch máu lớn gây mất máu cấp tính dễ đưa đến tử vong nhanh.
Nhận biết bệnh nhân có vết thương bụng
Nhận biết bệnh nhân có vết thương bụng
Nhận biết bệnh nhân có vết thương bụng là yếu tố tiên quyết giúp bệnh nhân thoát khỏi cơn nguy kịch, một số dấu hiệu nhận biết mà ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp mà bạn không nên bỏ qua:
Bệnh nhân xanh tái, vã mồ hôi, vật vã, bất an, đầu chi và sống mũi lạnh, dấu bấm móng tay (–), mạch nhanh nhỏ 140 lần/phút. Huyết áp động mạch tụt. Quan sát và định hướng vết thương nhằm đoán trước tổn thương thuộc vùng liên quan đến các tạng như:
- Vết thương hạ sườn phải (nghĩ đến tổn thương gan).
- Vết thương hạ sườn trái (nghĩ đến tổn thương lách).
- Vết thương hông phải (nghĩ đến thương tổn đại tràng lên).
- Vết thương hông trái (nghĩ đến thương tổn đại tràng xuống).
- Vết thương hạ vị (thương tổn bàng quang, tử cung).
Tuy nhiên trên đây là các ví dụ đối với vết thương thẳng trục cơ thể, ngoài ra các vết thương xuyên chéo thương tổn bên trong ổ bụng thường là nhiều tạng.
- Xác định kích thước vết thương, số lượng vết thương.
- Khám bụng tìm dấu hiệu phản ứng thành bụng, co cứng thành bụng tự nhiên.
Các triệu chứng khác: Nôn ra máu, ỉa ra máu, đái máu giúp chúng ta nghĩ đến các tạng tương ứng bị tổn thương. Trường hợp bệnh nhân tới muộn hơn: Cần chú ý 2 hội chứng:
Hội chứng mất máu cấp tính
- Toàn thân: Bệnh nhân bị sốc, rối loạn huyết động học.
- Xét nghiệm: Số lượng hồng cầu giảm.
Hội chứng viêm phúc mạc
- Toàn thân: tổng trạng nhiễm trùng, nhiễm độc, sốt, mạch nhanh, vẻ mặt nhiễm trùng, khám bụng trướng có phản ứng phúc mạc, thăm trực tràng- túi cùng đau.
- Xét nghiệm: Số lượng bạch cầu tăng cao, tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng rõ.
Các nguyên tắc chung điều trị vết thương ngực
Các nguyên tắc chung điều trị vết thương ngực
Vấn đề đánh giá và thăm dò vết thương là bước đầu giúp cho thầy thuốc có phương pháp xử lý đúng đắn.
Chọn thời gian mổ: Phải mổ sớm, càng sớm càng tốt, đối với bệnh nhân bị sốc mất máu vừa tiến hành hồi sức vừa phẫu thuật. Mục đích chính là cầm máu, khi thương tổn chảy máu được loại trừ sẽ giúp cho hồi sức đáp ứng nhanh và hiệu quả.
Tuyệt đối không do dự, chờ hồi sức khá lên mới đem mổ thì sẽ bị thất bại, bệnh nhân sẽ không phục hồi mà sốc ngày càng nặng thêm.
Đối với bệnh nhân được chẩn đoán thương tổn tạng rỗng có thể mổ chậm lại, tuy vậy phải mổ trước 6 giờ kể từ khi bị tai nạn, nếu để chậm quá tình trạng viêm phúc mạc nặng lên sẽ gây nhiễm độc, việc hồi sức sau mổ sẽ gặp khó khăn hơn.
Chọn đường mổ: Phải chọn đường mổ thích hợp, rộng rãi để thăm dò hết các tổn thương bên trong.
Nguồn: Tổng hợp
Thanh Mai – ysidakhoa.net