Bác sĩ hướng dẫn cách chẩn đoán và điều trị sỏi niệu quản

Bác sĩ hướng dẫn cách chẩn đoán và điều trị sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản nếu không được khám và điều trị kịp thời có thể gây nên tổn thương thận và hệ thống đường tiết niệu gây phá hủy chức năng thận.

Bác sĩ hướng dẫn cách chẩn đoán và điều trị sỏi niệu quản

Bác sĩ hướng dẫn cách chẩn đoán và điều trị sỏi niệu quản

Những nguyên nhân chính gây nên sỏi niệu quản

Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, sỏi niệu quản gây nên hiện tượng tắc nghẽn một phần hay hoàn toàn lưu thông từ thận xuống bàng quang, làm ứ nước gây giãn đài bể thận, thận bên tổn thương to dần phá hủy chức năng thận.

Những nguyên nhân chính gây nên sỏi niệu quản:

  • Sỏi niệu quản cản trở đường dẫn lưu nước tiểu, gây ra viêm nhiễm-xơ sẽ gây chít hẹp ngay tại chỗ có sỏi niệu quản
  • Niệu quản trên chỗ bị sỏi giãn, đài bể thận cũng giãn gây ứ nước, tổ chức thận dần bị phá hủy.

Những biểu hiện lâm sàng bệnh nhân mắc sỏi niệu quản

Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, biểu hiện lâm sàng của thận ứ nước còn tùy thuộc vào sự tắc nghẽn cấp hay mạn tính , một bên hay hai bên, vị trí ở thấp hay cao; có nhiễm khuẩn phối hợp hay chỉ ứ nước đơn thuần.

Tiền sử:

  • Được chẩn đoán sỏi thận hoặc sỏi niệu quản, đã điều trị hoặc chưa điều trị
  • Hoặc có cơn đau quặn thận,đái ra sỏi chưa đi khám

Cơ năng

  • Bệnh nhân có xuất hiện hội chứng tắc nghẽn đường tiết niệu trên do sỏi: Đau thắt lưng kèm thận to ứ nước
  • Đau vùng thắt lưng âm ỉ, liên tục, đau nhiều về đêm, làm ảnh hưởng khả năng vận động và lao động
  • Có khi cơn đau dữ dội lan dọc theo niệu quản xuống bẹn và bộ phận sinh dục ngoài
  • Viêm đường tiết niệu kèm theo
  • Đái máu mức độ nhẹ
  • Đái buốt rắt, đái mủ

Toàn thân

  • Thận ứ nước 1 bên:chưa có gì thay đổi nhiều,có thể có sốt nhẹ (37,5-38) do nhiễm khuẩn
  • Thận ứ nước 2 bên: toàn trạng suy sụp, gầy, da khô hay phù, xanh do thiếu máu, chán ăn, mệt mỏi, đái ít hoặc vô niệu

Khám thực thể hệ tiết niệu

  • Thận to, căng, di động được. Nếu sỏi di chuyển ra ngoài, nước tiểu lưu thông được, thận bé lại
  • Ấn hố thận, bn đau tức. Chạm thận (+), bập bềnh thận (+)
  • Ấn các điểm niệu quản đau: điểm niệu quản trên, giữa, dưới

Bệnh nhân mắc sỏi thường có biểu hiện đau buốt

Bệnh nhân mắc sỏi thường có biểu hiện đau buốt

Cận lâm sàng

Xét nghiệm cơ bản

CTM: BC có thể tăng do nhiễm khuẩn, tốc độ máu lắng tăng….

Sinh hóa máu :

  • Sỏi niệu quản 1 bên: thường các chỉ số bình thường
  • Sỏi niệu quản 2 bên: tùy mức độ và chức năng thận mà có thể có suy thận
  • RL điện giải: K tăng, toan máu
  • Ure,creatinin tăng

Nước tiểu:

  • Đái máu đại thể /vi thể :hồng cầu niệu
  • Khi nhiễm khuẩn : BC (+++), cấy nước tiểu có VK > 105/ml

Chẩn đoán hình ảnh:

  • XQ hệ tiết niệu không chuẩn bị:
  • Sỏi cản quang niệu quản, hoặc sỏi thận 1 bên hay 2 bên (trừ sỏi urat không thấy được)
  • Bóng thận bên tổn thương to (lớn hơn 6×12 cm )

Siêu âm:

  • Ưu điểm: rẻ, an toàn, giá trị chẩn đoán cao, có thể làm nhiều lần
  • Trực tiếp:hình ảnh sỏi niệu quản (đậm âm kèm bóng cản), kể cả sỏi urat
  • Gián tiếp:thận to, đài bể thận giãn, nhu mô mỏng, niệu quản giãn
  • Nhược điểm: khó phát hiện sỏi 1/3 giữa và dưới vì vướng ruột và xương chậu
  • Chụp UIV:Đánh giá chức năng thận bên tổn thương và bù trừ của thận bên đối diện.

Thanh Mai – ysidakhoa.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *