Các phương pháp phẫu thuật trong điều trị sỏi trong gan

Các phương pháp phẫu thuật trong điều trị sỏi trong gan

Sỏi gan là một trong những bệnh lý tương đối khó điều trị do vị trí sỏi gan thường khá hiểm hóc khó can thiệp, tỷ lệ sót sỏi và tái phát sỏi sau hỗ trợ cao.

Các phương pháp phẫu thuật trong điều trị sỏi trong gan

Các phương pháp phẫu thuật trong điều trị sỏi trong gan

Sỏi trong gan là gì?

Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, sỏi gan hay còn gọi là sỏi đường mật trong gan, sỏi gan thường xuất hiện nhiều nhất ở vi quản mật, tiểu quản mật hoặc ống gan phải hay ống gan trái. Theo thống kê, sỏi trong gan trái thường nhiều hơn sỏi trong gan phải phần lớn là sỏi cứng, thường nằm rải rác.

Sỏi trong gan là một trong những căn bệnh điều trị tương đối khó do vị trí hiểm hóc, khó can thiệp, tỷ lệ sót sỏi và tái phát sỏi sau hỗ trợ cao. Một số trường hợp sỏi nằm trong nhu mô gan, không thể lấy sỏi được nếu không cắt gan.

Sỏi trong gan điều trị tương đối khó khăn

Sỏi trong gan điều trị tương đối khó khăn

Các phương pháp phẫu thuật trong điều trị sỏi trong gan

Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị sỏi trong gan khi sỏi có kích thước lớn hoặc đã gây ra nhiều triệu chứng, hầu hết bệnh nhân đều được chỉ định hỗ trợ can thiệp hoặc phẫu thuật, điển hình là một số phương pháp sau:

Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): mang lại hiệu quả tương đối tốt trong hỗ trợ sỏi gan, với ưu điểm là tiến hành nhanh chóng, ít biến chứng và sức khỏe của người bệnh nhanh hồi phục. Tuy nhiên, phương pháp này không sử dụng được cho một số trường hợp như xơ hóa đường mật, đường mật bị chít hẹp, sỏi có kích thước lớn > 2cm hoặc nằm ở những vị trí sâu bên trong gan…

Phẫu thuật mổ hở lấy sỏi: người bệnh có sức khỏe tốt có thể được chỉ định phẫu thuật mổ hở để lấy sỏi khi sỏi có kích thước > 1.5cm hoặc sỏi đã gây biến chứng nặng. Lấy sỏi gan bằng phương pháp mổ hở sẽ triệt để hơn nhờ phối hợp nhiều kỹ thuật hiện đại như lấy sỏi bằng rọ, tán sỏi nội soi qua ống mềm, nong và đặt stent đoạn đường mật tắc hẹp… Tuy nhiên, phương pháp này có thể không áp dụng được nếu bạn có sức khỏe yếu, có các bệnh lý về tim mạch hoặc bị rối loạn đông máu…

Phẫu thuật cắt một phần gan: được chỉ định khi tất cả các phương pháp trên không có hiệu quả, nhất là trong trường hợp đường mật bị chít hẹp do xơ hóa, hay sỏi ở sâu trong nhu mô trong gan. Gan bị cắt mất một phần có thể ảnh hưởng đến chức năng sản xuất dịch mật, dự trữ glucose, đào thải các độc tố… Vì vậy bác sỹ và người bệnh cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi tiến hành. Ngoài ra, một số biện pháp can thiệp khác có thể được áp dụng trong hỗ trợ như tán sỏi qua da, tán sỏi bằng laser, thông dịch mật qua da…

Để những áp dụng những phương pháp này bệnh nhân cần được sự khám và tư vấn kỹ càng của các Bác sĩ chuyên khoa.

Thanh Mai – ysidakhoa.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *