Tìm hiểu chung về cây thuốc phiện

Thông tin về “cây thuốc phiện”

Thuốc phiện là một loại dược liệu quý, có nhiều tác dụng điều trị bệnh và ứng dụng trong các ngành công nghệ khác, tuy nhiên thuốc phiện là nguồn nguyên liệu để sản xuất morphin và heroin vì vậy cần quản lý việc trồng trọt và thu hái một cách chặt chẽ.

Cây thuốc phiện

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi giảng viên Đỗ Thị Thukhoa Cao đẳng Dược sĩ Tp.hcm 2020 – Cao đẳng Y Dược Tp.HCM, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur HCM.

1.Tên gọi

Tên khoa học: Papaver somniferum L., Họ Thuốc phiện – Papaveraceae.

Tên Việt Nam: A phiến, A phù dung, cổ tử túc, anh túc.

2. Đặc điểm thực vật và phân bố

Là cây thảo, sống hàng năm cao từ 0,7-1,5m ít phân nhánh thường mọc thẳng. Lá mọc cách, lá phía dưới có cuống ngắn, lá phía trên không có cuống, mép lá có răng cưa, hình trứng dài 6-50cm, rộng 3,5-30cm, đầu nhọn, gân lá nổi rõ ở mặt dưới.

Hoa to đơn độc mọc ở đầu thân hoặc đầu cành cuống dài 12-14cm, có 2 lá đài màu xanh, tràng 4 cánh dài từ 5-7cm màu trắng hoặc tím hoặc hồng, nhiều nhị bao quanh 1 bầu có một  ngăn chứa gần 15-20 lá noãn dính liền nhau thành hình cầu.

Quả nang hình cầu hoặc hình trứng dài từ 4-7cm, đường kính 3-6cm, ở đỉnh có núm, cuống phình ra ở chỗ nối, chín có màu vàng xám, chứa nhiều hạt nhỏ. Trên mặt có vân hình mạng, màu xám hay vàng nhạt hoặc xám đen.

Toàn thân cây có nhựa mủ màu trắng để lâu chuyển thành màu nâu đen.

Căn cứ vào đặc điểm thực vật của hoa, quả, hạt và cây người ta chia thành các thứ sau:

– Thứ nhẵn: hoa màu tím, quả hình cầu rộng, hạt đen tím được trồng ở Trung Á.

– Thứ trắng: hoa màu trắng, quả hình trứng, hạt trắng vàng nhạt được trồng tại Ấn Độ và Iran.

– Thứ đen: hoa màu tím, quả hình cầu ở phía dưới, mở lỗ trên mép đầu nhuỵ hạt màu xám được trồng ở châu Âu.

– Thứ lông cứng: hoa màu tím, cuống hoa và lá phủ đầy lông cứng thường mọc bán hoang dại ở Nam châu Âu.

Thứ trắng được trồng để lấy nhựa, thứ đen để lấy dầu. Trên thực tế người ta vẫn thích lấy nhựa từ quả chưa chín hoặc lấy dầu từ hạt quả chín già của 2 thứ này.

3. Phân bố

Tin y tế tổng hợp, thuốc phiện được trồng ở nhiều nước khí hậu ôn đới và nhiệt đới, nhưng đây là cây gây nghiện nên Chính phủ cấm trồng cây thuốc phiện tự do mà cần có sự quản lý của cơ quan chức năng. Các nước trồng nhiều cây thuốc phiện là: Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Tư, Nga, Myanma, Lào.

Ở nước ta trước đây thuốc phiện trồng ở Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Nghệ An, Hòa Bình… hiện nay nhà nước cấm trồng và quản lý chặt chẽ vận động đồng bào trồng các cây khác thay thế.

4. Bộ phận dùng

  1. Nhựa thuốc phiện lấy từ quả chín (opium): bánh hình tròn hay hình vuông đôi khi hình chữ nhật, mặt ngoài màu nâu đen đôi khi còn xót những mảnh lá hay vỏ quả thuốc phiện. Mặt cắt mịn lổn nhổn, khi còn mới thì mềm dẻo để lâu thì cứng, giòn mùi đặc biệt, vị đắng.
  2. Quả (Fructus papaveris): Quả chưa lấy nhựa dùng cho công nghiệp chiết xuất alcaloid . Quả hái sau khi đã lấy nhựa (anh túc xác, cù túc xác). Quả thu hái trước khi chín hoàn toàn có màu vàng xám nhạt, khi khô quả không có mùi, vị hơi đắng, cần loại hạt trước khi đem dùng trong ngành Dược.
  3. Hạt (Semen Papaveris): Hình thận rất nhỏ trên mặt có hình mạng màu vàng nhạt, trắng hoặc xám, nâu, đen tuỳ loại, nội nhũ có nhiều dầu và alơron, phôi rất nhỏ, hạt không có mùi vị dầu.
  4. Lá: dùng ngoài làm thuốc xoa bóp giảm đau.
Cây A phiến, A phù dung, cổ tử túc, anh túc

5. Thành phần hoá học                                                     

Lá chỉ có vết alcaloid quả tỷ lệ alcaloid thay đổi tuỳ theo nơi. Trong quả khô thường có 0,2-0,3% alcaloid toàn phần.

Hạt chứa 15% glucid, 20% protid, 40-50% dầu.

Nhựa thuốc phiện: hoạt chất là các alcaloid (20-30%) ở dạng muối (meconat, lactat…). Hiện tại đã phân lập được 40 alcaloid và được xếp thành nhiều nhóm theo cấu tạo hoá học. Ví dụ: nhóm morphinan (Alcaloid chính là: morphin 6,8-20,8%, Codein 0,3-3%, thebain 0,3-1%) và nhóm Besizyliso quinolin (Papaverin 0,8-1,5%).

Ngoài alcaloid trong nhựa thuốc phiện còn có: Các acid hữu cơ: trong đó có acidmeconic cho màu đỏ với muối sắt (III) phản ứng này để định tính nhựa thuốc phiện, (5-6%) đường, chất nhày, pectin…

6. Công dụng và liều dùng

  • Quả chưa trích nhựa dùng để chiết xuất morphin, đa phần morphin được chuyển thành codein. Hoặc chế cao toàn phần để làm thuốc thay thế cho nhựa thuốc phiện. Dùng làm thuốc giảm đau.
  • Quả đã trích nhựa (anh túc xác): được dùng làm thuốc chữa ho, tả, lỵ, đau bụng, giảm đau. Dùng 4-6g trong 24 giờ dạng thuốc sắc hay hãm.
  • Hạt: được dùng làm thực phẩm cho người hoặc gia cầm (chim), đa phần ép dầu để ăn, dùng trong công nghiệp sơn và dùng trong ngành Dược.
  • Dầu thuốc phiện dùng chế dầu iod (lipiodol hoặc iodlipol) dùng làm thuốc cản quang khi chiếu các xoang trong cơ thể, chế thuốc xoa bóp, thuốc mỡ…, bã dầu làm thức ăn gia súc.
  • Nhựa thuốc phiện Dùng làm thuốc giảm đau, thuốc ngủ, thuốc ho, chữa ỉa chảy. Nhựa thuốc phiện không được dùng liên tục quá 7 ngày; rất thận trọng khi dùng cho người già và trẻ em. Ngoài ra còn dùng để chiết xuất alcaloid, phần lớn là sản xuất nhựa thuốc phiện hợp pháp dùng để chiết xuất morphin.
  • Morphin dùng làm thuốc giảm đau, chữa co giật, mê sảng động kinh và dùng để điều chế dẫn chất như codein, codetylin… Codein dùng chữa ho, dùng dạng bột, viên, sirô… codetylin có tác dụng tương tự codein.
  • Papaverin dùng làm thuốc giảm đau trong bệnh co thắt dạ dày, ruột, mật, co thắt tử cung khi đẻ, đe doạ xẩy thai, co thắt mạch máu. Papaverin dùng trên thị trường đa số dùng phương pháp tổng hợp.
  • Lá dùng ngoài làm thuốc giảm đau.

Theo https://ysidakhoa.net

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *